Giám sát viên bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 5000 giờ bay lái chính

Chủ đề   RSS   
  • #603414 21/06/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Giám sát viên bay phải có kinh nghiệm tối thiểu 5000 giờ bay lái chính

    Ngày 09/6/2023 Bộ trưởng Bộ GTVT đã ban hành Thông tư 09/2023/TT-BGTVT sửa đổi Bộ Quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT và các văn bản sửa đổi.
     
    Theo đó, Bộ trưởng Bộ GTVT ban hành một số quy định mới thuộc lĩnh vực hàng không dân dụng trong đó thay đổi Quy chế An toàn hàng không như sau:
     
    giam-sat-vien-bay-phai-co-kinh-nghiem-toi-thieu-5000-gio-bay-lai-chinh
     
    (1) Giám sát viên bay phải có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm 
     
    Sửa đổi, bổ sung tiết i và ii, bãi bỏ tiết iii và iv điểm 1 khoản a Phụ lục 1 Điều 1.033 quy định tại Phần 1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT như sau:
     
    - Sửa đổi, bổ sung tiết i, ii điểm 1 khoản a Phụ lục 1 Điều 1.033 như sau:
     
    - Đối với giám sát viên bay: có Giấy phép người lái tàu bay còn hiệu lực và có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm làm việc trong lĩnh vực giám sát an toàn khai thác tàu bay hoặc có Giấy phép người lái tàu bay còn hiệu lực và có kinh nghiệm giờ bay tích lũy tối thiểu 5000 giờ bay ở vị trí lái chính.
     
    - Các giám sát viên bay phải được đào tạo ban đầu, bay tích lũy kinh nghiệm, huấn luyện, bồi dưỡng, đào tạo định kỳ theo tiêu chuẩn của tài liệu (doc) 8335 và 10070 của ICAO. Giám sát viên bay phải có Giấy phép, năng định tương đương hoặc cao hơn giấy phép, năng định của người được kiểm tra và giám sát.
     
    Bãi bỏ tiết iii và iv điểm 1 khoản a Phụ lục 1 Điều 1.033.
     
    (2) Quy định mới về bay biển đường dài đối với tàu bay
     
    Sửa đổi, bổ sung điểm 45 Phụ lục 1 Điều 1.007 quy định tại Phần 1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT như sau:
     
    Bay biển đường dài: là các đường bay mà máy bay bay trên vùng nước và ở vị trí xa hơn khoảng cách tương ứng với:
     
    - 120 phút bay bằng hoặc 740 km (400 nm) tới đất liền thích hợp cho việc hạ cánh khẩn cấp (lấy giá trị nào đến trước), đối với máy bay thuộc hai nhóm sau:
     
    Nhóm 1: máy bay có khả năng tiếp tục bay tới sân bay ở độ cao bay trên mức tối thiểu khi một động cơ ngưng hoạt động tại một điểm bất kỳ trên đường bay dự kiến hoặc chuyển hướng theo kế hoạch.
     
    Nhóm 2: máy bay trang bị từ 3 động cơ trở lên, có 2 động cơ ngưng hoạt động tại thời điểm bất kỳ trên đường bay vẫn đủ khả năng tiếp tục chuyến bay tới sân bay thay thế;
     
    - 60 phút bay bằng hoặc 370 km (200 nm) (lấy giá trị nào đến trước) đối với máy bay hai động cơ không có khả năng thuộc nhóm 1 tại tiết i điểm này.
     
    - 30 phút bay bằng hoặc 185 km (100 nm) (lấy giá trị nào đến trước) tới đất liền thích hợp cho việc hạ cánh khẩn cấp hơn cho các loại máy bay không thuộc tiết i và ii điểm này.”
     
    (3) Hệ thống trọng yếu khai thác EDTO trong hoạt động tàu bay
     
    Sửa đổi, bổ sung điểm 195 Phụ lục 1 Điều 1.007 quy định tại Phần 1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT như sau:
     
    (195) Hệ thống trọng yếu khai thác EDTO: là hệ thống tàu bay mà sự hỏng hóc hoặc xuống cấp của nó sẽ có ảnh hưởng bất lợi tới an toàn của chuyến bay EDTO hoặc hệ thống có các tính năng hoạt động liên tục đặc biệt quan trọng đối với sự an toàn của chuyến bay và việc hạ cánh của tàu bay khi chuyển hướng EDTO. Hệ thống trọng yếu khai thác EDTO bao gồm các hệ thống có tính chất như sau:
     
    - Hệ thống giống nhau ở các vị trí khác nhau.
     
    - Hệ thống có tác động như nhau tới hệ thống trọng yếu khai thác EDTO.
     
    - Hệ thống dự phòng cho hệ thống trọng yếu khai thác EDTO.
     
    (4) 02 hạng mục phải kiểm tra tăng cường 
     
    Sửa đổi, bổ sung điểm 495 tại Mục 2 Phụ lục 1 Điều 1.007 ban hành kèm theo Thông tư số 42/2020/TT-BGTVT như sau:
     
    (495) Các hạng mục phải kiểm tra tăng cường (Required Inspection Item - RII): là các hạng mục bảo dưỡng nếu không được thực hiện chuẩn xác hoặc sử dụng phụ tùng, vật liệu không phù hợp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn bay.
     
    (5) Bổ sung một số định nghĩa trong lĩnh vực hàng không 
     
    Bổ sung các định nghĩa sau vào Phụ lục 1 Điều 1.007 quy định tại Phần 1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT như sau:
     
    (529) Bảo dưỡng EDTO kép (EDTO dual maintenance): là công việc bảo dưỡng trên các hệ thống trọng yếu khai thác EDTO được thực hiện trong cùng một lần bảo dưỡng.
     
    (530) Bay biển: là các đường bay mà máy bay bay trên vùng nước và khoảng cách tới đất liền lớn hơn 90 km (50 nm), đối với máy bay thuộc hai nhóm sau:
     
    i. Nhóm 1: máy bay có khả năng tiếp tục bay tới sân bay ở độ cao bay trên mức tối thiểu khi một động cơ ngưng hoạt động tại một điểm bất kỳ trên đường bay dự kiến hoặc chuyển hướng theo kế hoạch.
     
    ii Nhóm 2: máy bay trang bị từ 3 động cơ trở lên, trong trường hợp có 2 động cơ ngưng hoạt động tại thời điểm bất kỳ trên đường bay vẫn đủ khả năng tiếp tục chuyến bay tới sân bay thay thế;
     
    iii. Khi bay trên vùng nước bên ngoài khả năng bay lượn (gliding) tới đất liền của máy bay, trừ thuỷ phi cơ;
     
    iv. Khi cất hạ cánh ở những sân bay phải bay trên hoặc gần vùng nước mà mỗi sai sót của quá trình CHC có thể có nguy cơ dẫn đến hạ cánh xuống nước.
     
    (531) Khuyến cáo an toàn của rủi ro an toàn mang tính toàn cầu (SRGC): là khuyến cáo an toàn liên quan đến sự khiếm khuyết mang tính hệ thống có khả năng tái diễn với những nguy cơ uy hiếp an toàn ở cấp độ toàn cầu và yêu cầu hành động kịp thời để cải thiện an toàn.
     
    Xem thêm Thông tư 09/2023/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 30/12/2023 sửa đổi Thông tư 01/2011/TT-BGTVT.
     
    242 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (05/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận