Giải thích rõ về tình trạng hiệu lực “Không còn phù hợp” của văn bản quy phạm pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #605597 22/09/2023

    LuatsuPhamThanhHuu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2020
    Tổng số bài viết (285)
    Số điểm: 2359
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 412 lần


    Giải thích rõ về tình trạng hiệu lực “Không còn phù hợp” của văn bản quy phạm pháp luật

    Thời gian gần đây, nhiều bạn thắc mắc trên website THƯ VIỆN PHÁP LUẬT có để tình trạng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật là “Không còn phù hợp” (ví dụ như Luật Cải cách ruộng đất 1959; Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003…), vậy tình trạng “Không còn phù hợp” là gì? Được quy định tại văn bản pháp luật nào?

    >> Các loại tình trạng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

    Nhằm giúp quý thành viên hiểu rõ về vấn đề này, tôi xin chia sẻ một số nội dung về vấn đề này như sau:

    (i) Pháp luật hiện hành không quy định về tình trạng hiệu lực “Không còn phù hợp”.

    (ii) Tình trạng hiệu lực “Không còn phù hợp” là tiện ích nâng cao do THƯ VIỆN PHÁP LUẬT tạo lập nhằm giúp người dân thuận tiện trong việc xác định văn bản quy phạm pháp luật đó còn được sử dụng trên thực tế hay không.

    Tình trạng “Không còn phù hợp” là để chỉ cho những văn bản quy phạm pháp luật về mặt lý thuyết là còn hiệu lực (vì chưa có văn bản nào bãi bỏ/thay thế); tuy nhiên, thực tế thì không còn áp dụng.

    Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực – Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015

    Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

    1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.

    2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó.

    3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

    Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

     
    1834 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận