Giải quyết công nợ khi công ty đã giải thể

Chủ đề   RSS   
  • #522646 03/07/2019

    lnt_partners

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 125
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 4 lần


    Giải quyết công nợ khi công ty đã giải thể

    Kính gửi luật sư Nguyễn Bình An,

    Em có một vụ việc như thế này muốn hỏi ý kiến của Luật sư ạ:

    Công ty A đã giải thể được 3 tháng nhưng còn công nợ với Công ty B khoảng trên 100 triệu đồng.

    Trước khi Công ty A giải thể, Công ty B soạn thảo hợp đồng theo yêu cầu của Công ty A và ký đóng dấu trước rồi chuyển cho Công ty A ký đóng dấu, tuy nhiên sau khi Bên A nhận được hợp đồng đã không chuyển lại cho Bên B mà giữ luôn tất cả các bản gốc. Trong khi bên B thực hiện công việc theo hợp đồng và theo yêu cầu của Bên A một cách đầy đủ, chu đáo. Bên A cũng đã thanh toán trước một phần cho Bên B theo Hợp đồng, nhưng do làm ăn thua lỗ nên không toán phần còn lại cho Bên B theo đúng thỏa thuận. Và sau đó A giải thể vẫn không trả lại bản gốc Hợp đồng cũng như thanh toán công nợ còn lại cho Bên B. Các hóa đơn chứng từ giao dịch của Bên B với Bên A trước đó thì Bên B đã bị mất, chỉ còn lại Hợp đồng có ký đóng dấu của chỉ bên B, các email trao đổi công việc và Hóa đơn nháp cho Hợp đồng.

    Bên B đã liên hệ với Bên A nhiều lần để giải quyết nốt công nợ nhưng Bên A khuất lần, trốn tránh.

    Vậy, theo luật sư vụ việc này nên giải quyết như thế nào ạ,

    Mong nhận được câu trả lời từ luật sư qua mail: chilaw.108@gmail.com ạ!!!

    Em xin chân thành cảm ơn ạ!

     

     
    1262 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lnt_partners vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/07/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #523247   16/07/2019

    kj88d
    kj88d

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2019
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 854
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    Doanh nghiệp đã giải thể nhưng không có nghĩa là nghĩa vụ của doanh nghiệp hoàn toàn chấp dứt, doanh nghiệp B vẫn có thể khởi kiện.

    Với các cơ sở sau, khi doanh nghiệp A thực hiện việc giải thể thì trong thời hạn 3 năm hồ sơ thuế; hồ sơ công nợ vẫn còn lưu trữ bởi cơ quan thuế và doanh nghiệp A, bên B cũng đã nhận được 1 phần ứng trước cho hợp đồng như vậy là ít nhất đã có cơ sở để chứng minh cho giao dịch là tồn tại trên thực tế.

    Do doanh nghiệp A đã giải thể mà người đại diện không liên lạc được thì doanh nghiệp B có thể liên hệ với Sở kế hoạch đầu tư xin trích lục thông tin về người đại diện; thành viên góp vốn hoặc cổ đông của doanh nghiệp A làm cơ sở cho việc khởi kiện.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kj88d vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/07/2019)
  • #523256   16/07/2019

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Công ty A đã không còn tồn tại nữa, thì khởi kiện ai?

    Cứ cho là khởi kiện được đi, vậy thì ai sẽ có trách nhiệm trả nợ ? Không lẽ bắt các cổ đông cũ đóng góp tiền để trả ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/07/2019)
  • #523260   16/07/2019

    kj88d
    kj88d

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2019
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 854
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 94 lần


    @ntdieu

    Doanh nghiệp giải thể thì phải hoàn tất các nghĩa vụ của mình, trong thủ tục cũng thể hiện việc doanh nghiệp (đại diện và chủ sở hữu) cam kết các thông tin khai báo là chính xác và chịu trách nhiệm với thông tin tự khai báo, do vậy việc doanh nghiệp A vẫn còn nghĩa vụ nhưng lại không kê khai trong hồ sơ giải thể là việc lẩn tránh trách nhiệm.

    Chủ sở hữu hoặc cổ đông phải liên đới chịu trách nhiệm với các khoản nợ của doanh nghiệp vì đã thực ký vào cam kết trong hồ sơ giải thể doanh nghiệp (các điều khoản về nghĩa vụ trong LDN 2014), không quan trọng là lỗi kê khai thuộc về ai doanh nghiệp B cứ lôi những chủ nhân của doanh nghiệp ra đòi nợ. Liên đới là dùng tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ đúng chứ nhỉ ?

    Cơ sở pháp lý rõ ràng, lỗi cũng có không bắt họ trả tiền thì đi đòi sở kế hoạch đầu tư và cơ quan thuế sao ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kj88d vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/07/2019)