Đầu tiên, cần làm rõ rằng chế độ ốm đau là một chế độ BHXH và theo đó: Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì khi NLĐ vì ốm đau, tai nạn (trừ tai nạn lao động) mà phải nghỉ việc thì họ sẽ được nhận một khoản trợ cấp từ BHXH thay thế cho tiền lương bị mất đi (vì phải nghỉ việc).
Số ngày nghỉ của NLĐ sẽ căn cứ theo giấy ra viện (nếu điều trị nội trú) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (Mẫu C65-HD) do cơ sở khám chữa bệnh cấp và không quá thời gian quy định ở Điều 26
Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
Tuy nhiên, trong trường hợp NLĐ đã có giấy nghỉ việc C65-HD, nhưng lại không nghỉ theo đề nghị tại giấy này mà vẫn đi làm; hoặc ngày nghỉ của NLĐ rơi vào ngày nghỉ có hưởng lương (hay ngày nghỉ hàng tuần) thì nếu cơ quan BHXH phát hiện, họ sẽ từ chối thanh toán chế độ ốm đau cho NLĐ.
Cơ sở để cơ quan BHXH từ chối việc thanh toán này là tính chất/định nghĩa về chế độ BHXH:
Theo Khỏan 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
…
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo định nghĩa này thì chế độ BHXH là nhằm bù đắp cho tiền lương bị mất đi. Như vậy, nếu như NLĐ đã được trả lương cho những ngày nghỉ ốm theo chỉ định tại giấy nghỉ việc C65-HD (như ở đây là vì những ngày nghỉ này là ngày lễ, tết) vậy thì NLĐ không bị mất thu nhập, và như thế thì không làm phát sinh chế độ BHXH.
(Nói cách khác, không phải bệnh viện cho NLĐ nghỉ bệnh 4 ngày thì NLĐ sẽ được hưởng tiền BHXH của 4 ngày, mà còn phải căn cứ vào số ngày nghỉ thực tế/số ngày lương thực tế mà NLĐ bị mất do phải nghỉ bệnh).
Theo đó, vấn đề trả lời của cơ quan BHXH (từ chối cho hưởng BHXH vào 2 ngày 1,2/1/2017) là đúng về mặt quy định.