Bạn có thắc mắc về Đảng cứ đặt câu hỏi tại đây!

Chủ đề   RSS   
  • #445407 16/01/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Bạn có thắc mắc về Đảng cứ đặt câu hỏi tại đây!

    Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (03/02/1930 – 03/02/2017), mình muốn gửi đến các bạn những giải đáp liên quan đến kết nạp Đảng, kỷ luật Đảng…

    Bạn có thắc mắc về Đảng cứ đặt câu hỏi tại đây!

    Vì vậy, sau khi giải đáp các vướng mắc thường gặp bên dưới đây, các bạn có thắc mắc các vấn đề liên quan có thể đặt câu hỏi để được giải đáp nhé!

    A. Những văn bản về Đảng

    1. Quy định 57/QĐ-TW ngày 03/05/2007 về một số vấn đề bảo vệ chính trị nội bộ Đảng

    2. Hướng dẫn 11-HD/VPTW về thể thức văn bản của Đảng

    3. Quy định 181-QĐ/TW năm 2013 xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm

    4. Quy định 55-QĐ/TW về một số việc cần làm ngay để tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên

    5. Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng

    6. Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2016 về thi hành Điều lệ Đảng                                      

    7. Chỉ thị 01-CT/TW năm 2016 về học tập, quán triệt, tuyên truyền, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

    B. Giải đáp những câu hỏi thường gặp về việc kết nạp Đảng, kỷ luật Đảng

    1. Điều kiện lý lịch được kết nạp Đảng

    2. Tiêu chuẩn của bản thân để được kết nạp Đảng

    3. Thủ tục kết nạp Đảng ra sao?

    Xem giải đáp các câu hỏi trên tại đây.

    4. Những trường hợp không được kết nạp Đảng

    5. Đảng viên bị xử lý kỷ luật khi nào?

    6. Bảng lương của lãnh đạo Đảng áp dụng từ 01/5/2016

    Đố các bạn, từ 01/7/2017, bảng lương này sẽ thay đổi như thế nào?

    P/S: Nếu có thắc mắc ngoài các giải đáp nêu trên, các bạn có thể đặt câu hỏi tại đây để được giải đáp nhé!

    Cập nhật bởi trang_u ngày 16/01/2017 03:22:08 CH
     
    61709 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trang_u vì bài viết hữu ích
    danguypcbg (21/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang <123456>»
Thảo luận
  • #451403   11/04/2017

    phongk39
    phongk39

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/04/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Kết nạp Đảng!

    Luật sư cho e hỏi: Học cảm tình đảng ở 1 nơi, xong kết nạp ở 1 nơi có đc ko ạ? Cụ thể trường hợp của e như sau: Hồi là sinh viên e có học lớp cảm tình đảng ở đảng bộ trường, đã có giấy chứng nhận. Nhưng giờ e về làm việc ở 1 cơ quan sự nghiệp nhà nước. Vậy e có thể làm hồ sơ để được xét kết nạp đảng ở đảng bộ mới đc ko? hoặc là có thể về địa phương nơi e ở kết nạp đc ko? Và giấy chứng nhận đó có hiệu lực nữa ko hay phải đi học lại ở chính đảng bộ mình kết lạp ạ? e cám ơn!

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phongk39 vì bài viết hữu ích
    trang_u (27/07/2017)
  • #462590   27/07/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    phongk39 viết:

    Luật sư cho e hỏi: Học cảm tình đảng ở 1 nơi, xong kết nạp ở 1 nơi có đc ko ạ? Cụ thể trường hợp của e như sau: Hồi là sinh viên e có học lớp cảm tình đảng ở đảng bộ trường, đã có giấy chứng nhận. Nhưng giờ e về làm việc ở 1 cơ quan sự nghiệp nhà nước. Vậy e có thể làm hồ sơ để được xét kết nạp đảng ở đảng bộ mới đc ko? hoặc là có thể về địa phương nơi e ở kết nạp đc ko? Và giấy chứng nhận đó có hiệu lực nữa ko hay phải đi học lại ở chính đảng bộ mình kết lạp ạ? e cám ơn!

    Được nhé bạn phongk39, không vấn đề gì.

    Bạn xem tại Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2016:

    3.9- Việc xem xét, kết nạp đảng viên đối với người vào Đảng khi thay đi đơn vị công tác hoặc nơi cư trú

    a) Người vào Đảng đang trong thời gian được tổ chức đảng xem xét, kết nạp mà chuyển sang đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới

    Cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp; cấp ủy cơ sở nơi đến giao cho chi bộ tiếp tục phân công đảng viên chính thức (không lệ thuộc vào thời gian đảng viên chính thức cùng công tác với người vào Đảng) theo dõi, giúp đỡ.

    b) Người vào Đảng chưa có quyết định kết nạp

    Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng ủy cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị kết nạp đảng nhưng chưa gửi hồ sơ kết nạp lên cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên (đảng ủy được ủy quyền, ban thường vụ đảng ủy được giao quyền, ban thường vụ cấp ủy cấp huyện và tương đương) thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đảng viên đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến. Cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến chỉ đạo cấp ủy trực thuộc phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ và xem xét để kết nạp.

    Người vào Đảng đã được cấp ủy cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp đảng viên lên cấp có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nhưng chưa có quyết định kết nạp mà chuyển đơn vị công tác, học tập hoặc chuyển đến nơi cư trú mới, thì trong thời hạn 15 ngày làm việc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên. Cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đến xem xét nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kết nạp, ban hành quyết định kết nạp. Nếu quá thời hạn trên phải báo cáo cấp ủy cấp trên.

    c) Người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, ban hành quyết định kết nạp

    - Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên (trong cùng đảng bộ cấp huyện và tương đương) thì cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, xem xét và thông báo đến cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi, đồng thời chuyển quyết định kết nạp đến cấp ủy cơ sở nơi người vào Đảng chuyển đến để tổ chức lễ kết nạp.

    - Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới ngoài phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên.

    + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đi ban hành quyết định kết nạp người vào Đảng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày người được vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy nơi chuyển đi gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi người vào Đảng chuyển đến đchỉ đạo chi bộ tổ chức kết nạp đảng viên. Không tổ chức kết nạp ở nơi đã chuyển đi.

    + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, đã ban hành quyết định kết nạp sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày người vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đi hủy quyết định kết nạp của mình và làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp.

    Đối với các trường hợp nêu trên, cấp ủy cơ sở nơi chuyển đến kiểm tra hồ sơ, thủ tục trước khi tổ chức kết nạp; nếu chưa bảo đảm nguyên tắc, thủ tục thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi ban hành quyết định kết nạp xem xét lại. Thời gian xem xét lại không quá 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cấp ủy nơi người vào Đảng chuyn đến.

     
    Báo quản trị |  
  • #452822   30/04/2017

    Cha ruột đi quân dịch, làm cảnh sát công lộ, học tập cải tạo 3 tháng, sau đó đi Mĩ mất liên lạc đến nay có được kết nạp Đảng không

    Trường tôi có quần chúng có ba ruột:

    Trước 1975 bị bắt đi quân dịch, làm cảnh sát công lộ, cấp bậc trung sĩ nhất và không nợ máu với nhân dân.

    Sau 1975 đi học tập cải tạo 3 tháng. Đến tháng 8/ 1975 được trả tự do. Đến 1985, bỏ gia đình sống với vợ nhỏ (không rõ địa chỉ), sau đó đi sang nước Mĩ. Từ đó đến nay không còn liên lạc với gia đình.

    Vậy Quần chúng đó có được kết nạp Đảng không?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vuongsian vì bài viết hữu ích
    trang_u (27/07/2017)
  • #462586   27/07/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    vuongsian viết:

    Trường tôi có quần chúng có ba ruột:

    Trước 1975 bị bắt đi quân dịch, làm cảnh sát công lộ, cấp bậc trung sĩ nhất và không nợ máu với nhân dân.

    Sau 1975 đi học tập cải tạo 3 tháng. Đến tháng 8/ 1975 được trả tự do. Đến 1985, bỏ gia đình sống với vợ nhỏ (không rõ địa chỉ), sau đó đi sang nước Mĩ. Từ đó đến nay không còn liên lạc với gia đình.

    Vậy Quần chúng đó có được kết nạp Đảng không?

    Chào bạn vuongsian, trường hợp này e là không được.

    Bạn xem bài viết này: Những trường hợp không được kết nạp Đảng

     
    Báo quản trị |  
  • #452980   04/05/2017

    ngod63
    ngod63

    Sơ sinh


    Tham gia:21/01/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Mẫu giấy chứng nhận lớp cảm tình đảng hiện nay

    Tôi muốn hỏi mẫu giấy chứng nhận chuẩn nhất hiện nay

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngod63 vì bài viết hữu ích
    trang_u (27/07/2017)
  • #462585   27/07/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    ngod63 viết:

    Tôi muốn hỏi mẫu giấy chứng nhận chuẩn nhất hiện nay

    Cái này bạn ngod63 hỏi những người trong chi bộ nhé! 

     
    Báo quản trị |  
  • #453022   05/05/2017

    ngod63
    ngod63

    Sơ sinh


    Tham gia:21/01/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Trường hợp của e mình có thể trả lời giúp . Em đã học CTĐ giấy chứng nhận được bảo lưu trong 5 năm. E về nơi công tác thì em báo cáo với nơi đó họ sẽ phân công người giúp đỡ em người này phải công tác với em ít nhất một năm và là đảng viên chính thức; nếu e là đoàn thanh niên thì phải có tổ chức đoàn thanh niên giới thiệu. Địa phương chỉ kết nạp cho e trong thời gian e sinh sống và tham gia hoạt động tại địa phương. giờ em đã đi công tác thì địa phương không thể kết nạp cho em được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngod63 vì bài viết hữu ích
    trang_u (27/07/2017)
  • #462584   27/07/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


     

    ngod63 viết:

     

    Trường hợp của e mình có thể trả lời giúp . Em đã học CTĐ giấy chứng nhận được bảo lưu trong 5 năm. E về nơi công tác thì em báo cáo với nơi đó họ sẽ phân công người giúp đỡ em người này phải công tác với em ít nhất một năm và là đảng viên chính thức; nếu e là đoàn thanh niên thì phải có tổ chức đoàn thanh niên giới thiệu. Địa phương chỉ kết nạp cho e trong thời gian e sinh sống và tham gia hoạt động tại địa phương. giờ em đã đi công tác thì địa phương không thể kết nạp cho em được.

     

     

    Chào bạn ngod63, vậy thì bạn về địa phương nhờ họ ủy quyền cho chi bộ nơi bạn công tác để thực hiện kết nạp Đảng cho bạn. 

    Bạn xem tại Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2016:

    3.9- Việc xem xét, kết nạp đảng viên đối với người vào Đảng khi thay đi đơn vị công tác hoặc nơi cư trú

    a) Người vào Đảng đang trong thời gian được tổ chức đảng xem xét, kết nạp mà chuyển sang đơn vị công tác hoặc nơi cư trú mới

    Cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm giấy chứng nhận người đó đang được tổ chức đảng giúp đỡ, xem xét kết nạp; cấp ủy cơ sở nơi đến giao cho chi bộ tiếp tục phân công đảng viên chính thức (không lệ thuộc vào thời gian đảng viên chính thức cùng công tác với người vào Đảng) theo dõi, giúp đỡ.

    b) Người vào Đảng chưa có quyết định kết nạp

    Người vào Đảng đã được chi bộ, đảng ủy cơ sở xét, ra nghị quyết đề nghị kết nạp đảng nhưng chưa gửi hồ sơ kết nạp lên cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên (đảng ủy được ủy quyền, ban thường vụ đảng ủy được giao quyền, ban thường vụ cấp ủy cấp huyện và tương đương) thì cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi làm công văn gửi kèm hồ sơ đề nghị kết nạp đảng viên đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến. Cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên nơi chuyển đến chỉ đạo cấp ủy trực thuộc phân công đảng viên chính thức theo dõi, giúp đỡ và xem xét để kết nạp.

    Người vào Đảng đã được cấp ủy cơ sở gửi nghị quyết và hồ sơ kết nạp đảng viên lên cấp có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nhưng chưa có quyết định kết nạp mà chuyển đơn vị công tác, học tập hoặc chuyển đến nơi cư trú mới, thì trong thời hạn 15 ngày làm việc cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên. Cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đến xem xét nếu đủ tiêu chuẩn, điều kiện thì trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị kết nạp, ban hành quyết định kết nạp. Nếu quá thời hạn trên phải báo cáo cấp ủy cấp trên.

    c) Người vào Đảng đã được cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, ban hành quyết định kết nạp

    - Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới thuộc phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên (trong cùng đảng bộ cấp huyện và tương đương) thì cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, xem xét và thông báo đến cấp ủy cơ sở nơi chuyển đi, đồng thời chuyển quyết định kết nạp đến cấp ủy cơ sở nơi người vào Đảng chuyển đến để tổ chức lễ kết nạp.

    - Người vào Đảng chuyển đến đơn vị công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới ngoài phạm vi lãnh đạo của cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên.

    + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đi ban hành quyết định kết nạp người vào Đảng trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày người được vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy nơi chuyển đi gửi công văn kèm theo quyết định và hồ sơ kết nạp đến cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi người vào Đảng chuyển đến đchỉ đạo chi bộ tổ chức kết nạp đảng viên. Không tổ chức kết nạp ở nơi đã chuyển đi.

    + Trường hợp cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, đã ban hành quyết định kết nạp sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày người vào Đảng có quyết định chuyển đến đơn vị hoặc nơi cư trú mới thì cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đi hủy quyết định kết nạp của mình và làm công văn gửi kèm theo hồ sơ đề nghị kết nạp đến cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi chuyển đến để xem xét, quyết định kết nạp.

    Đối với các trường hợp nêu trên, cấp ủy cơ sở nơi chuyển đến kiểm tra hồ sơ, thủ tục trước khi tổ chức kết nạp; nếu chưa bảo đảm nguyên tắc, thủ tục thì đề nghị cấp ủy có thẩm quyền kết nạp đảng viên, nơi ban hành quyết định kết nạp xem xét lại. Thời gian xem xét lại không quá 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của cấp ủy nơi người vào Đảng chuyn đến.

    Cập nhật bởi trang_u ngày 27/07/2017 09:24:22 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #453109   07/05/2017

    hieuhqbd
    hieuhqbd

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Kết nạp Đảng viên

    Tôi công tác tại cơ quan Nhà nước hơn 7 năm và được tổ chức đồng ý cho kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, khi xác minh lý lịch thì tôi gặp vấn đề như sau:

    Do Ông nội/Bà nội là người Việt Nam sinh, sống và làm việc tại Campuchia; và trở về Việt Nam vào năm 1972. Thời điểm sinh, sống và làm việc tại Campuchia tổ chức Đảng không xác minh được lý lịch. 

    Vì vậy, bên Đảng ủy khối yêu cầu tôi kê khai Hoàn cảnh lịch sử của ông cố (ba của ba tôi) có phải là người Campuchia hay Việt Nam không? Tuy nhiên, ba tôi lại không biết ông cố tên là gì?, hoàn cảnh lịch sử như thế nào do đã mất quá lâu (nếu hiện giờ còn sống chắc cũng gần 200 tuổi, những người cùng thời đó cũng không còn sống để xác nhận ^_^). Tôi thấy đây là một yêu câu vô lý vì: để được xét kết nạp đảng phải xét tới 4 đời?, theo quy định chỉ xét có 3 đời.

    Kính nhờ luật sư tư vấn Trường hợp trên của tôi có được kết nạp Đảng hay không?

    Cám ơn

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hieuhqbd vì bài viết hữu ích
    trang_u (27/07/2017)
  • #462583   27/07/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


     

    hieuhqbd viết:

     

    Tôi công tác tại cơ quan Nhà nước hơn 7 năm và được tổ chức đồng ý cho kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, khi xác minh lý lịch thì tôi gặp vấn đề như sau:

    Do Ông nội/Bà nội là người Việt Nam sinh, sống và làm việc tại Campuchia; và trở về Việt Nam vào năm 1972. Thời điểm sinh, sống và làm việc tại Campuchia tổ chức Đảng không xác minh được lý lịch. 

    Vì vậy, bên Đảng ủy khối yêu cầu tôi kê khai Hoàn cảnh lịch sử của ông cố (ba của ba tôi) có phải là người Campuchia hay Việt Nam không? Tuy nhiên, ba tôi lại không biết ông cố tên là gì?, hoàn cảnh lịch sử như thế nào do đã mất quá lâu (nếu hiện giờ còn sống chắc cũng gần 200 tuổi, những người cùng thời đó cũng không còn sống để xác nhận ^_^). Tôi thấy đây là một yêu câu vô lý vì: để được xét kết nạp đảng phải xét tới 4 đời?, theo quy định chỉ xét có 3 đời.

    Kính nhờ luật sư tư vấn Trường hợp trên của tôi có được kết nạp Đảng hay không?

    Cám ơn

     

     

    Đúng như bạn hieuhqbd nói, không phải xác minh lý lịch xa như vậy đâu?

    3.3- Lý lịch của người vào Đảng

    a) Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định, chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có vấn đề nào không hiu và không nhớ chính xác thì phải báo cáo với chi bộ.

    b) Lý lịch phải được cấp ủy cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

    3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

    a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

    - Người vào Đảng.

    - Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

    (Xem Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2016)

    Cập nhật bởi trang_u ngày 27/07/2017 09:16:44 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #454999   29/05/2017

    hanh2812
    hanh2812

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chuyển sinh hoạt Đảng

    Kính chào các Nhà Luật sư,

    Xin tư vấn giúp tôi một số điều luật về Đảng trong vướng mắc của tôi hiện nay ạ.

    Hỏi:

    - Từ năm 2012 - 2014: (Sau khi học ĐH ra trường) Tôi là Đoàn viên Thanh niên CS HCM, Chi đoàn Thanh niên Thôn Đỉnh.

    - 26/3/2014 - 26/3/2017: tôi được bầu giữ chức vụ Phó bí thư Chi đoàn thanh niên thôn Đỉnh (là Ủy viên BCH Chi đoàn TN Thôn Đỉnh.

    - Ngày 16/11/2015: Tôi có Quyết định Kết nạp Đảng viên (dự bị). Ngày tổ chức lễ kết nạp là: 03/12/2015. tại Chi bộ Thôn Đỉnh.

    Trong thời gian này tôi vẫn đang làm hợp đồng cho 1 cơ quan nhà nước.

    Và vẫn tham gia sinh hoạt Đoàn, Đảng tại Thôn Đỉnh đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình.

    - Ngày 25/12/2015: Tôi có Quyết định vào biên chế viên chức nhà nước.

    - Ngày 03/12/2016: Tôi nhận Quyết định Kết nạp Đảng viên chính thức tại Chi bộ Thôn Đỉnh.

    Trước khi nhận Quyết định kết nạp đảng viên chính thức. (tháng 11/2016) tôi đã kết hôn ở tỉnh khác. Tôi sinh sống ở tỉnh khác nhưng vẫn sinh hoạtĐoàn, Đảng viên bình thường.

    - 26/3/2017. tôi xin thôi sinh hoạt Đoàn Thanh niên.

    Tới nay tôi muốn xin chuyển sinh hoạt Đảng lên cơ quan tôi làm việc vì tôi đã là biên chế chính thức và do tôi đã lấy chồng ở tỉnh khác, sinh sống ở tỉnh khác, và cơ quan cũng xa cách nhà đẻ của tôi 12km. Nhưng Đảng ủy cơ quan tôi trả lời rằng: Tôi không làm đúng quy trình. Tôi phải chuyển đang Ngay sau khi tôi được kết nạp đảng dự bị lên cơ quan làm việc?.

    Xin hỏi các Luật sư tư vấn: Tôi có chuyển sinh hoạt Đảng được không?. Và quy trình cụ thể phải làm như thế nào?.  Tôi phải làm thủ tục như thế nào để được chuyển sinh hoạt Đảng lên cơ quan tôi đang công tác cho hợp lý?. Kính đề nghị các Luật sư tư vấn cho tôi. Xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanh2812 vì bài viết hữu ích
    trang_u (27/07/2017)
  • #462576   27/07/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    hanh2812 viết:

    Kính chào các Nhà Luật sư,

    Xin tư vấn giúp tôi một số điều luật về Đảng trong vướng mắc của tôi hiện nay ạ.

    Hỏi:

    - Từ năm 2012 - 2014: (Sau khi học ĐH ra trường) Tôi là Đoàn viên Thanh niên CS HCM, Chi đoàn Thanh niên Thôn Đỉnh.

    - 26/3/2014 - 26/3/2017: tôi được bầu giữ chức vụ Phó bí thư Chi đoàn thanh niên thôn Đỉnh (là Ủy viên BCH Chi đoàn TN Thôn Đỉnh.

    - Ngày 16/11/2015: Tôi có Quyết định Kết nạp Đảng viên (dự bị). Ngày tổ chức lễ kết nạp là: 03/12/2015. tại Chi bộ Thôn Đỉnh.

    Trong thời gian này tôi vẫn đang làm hợp đồng cho 1 cơ quan nhà nước.

    Và vẫn tham gia sinh hoạt Đoàn, Đảng tại Thôn Đỉnh đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình.

    - Ngày 25/12/2015: Tôi có Quyết định vào biên chế viên chức nhà nước.

    - Ngày 03/12/2016: Tôi nhận Quyết định Kết nạp Đảng viên chính thức tại Chi bộ Thôn Đỉnh.

    Trước khi nhận Quyết định kết nạp đảng viên chính thức. (tháng 11/2016) tôi đã kết hôn ở tỉnh khác. Tôi sinh sống ở tỉnh khác nhưng vẫn sinh hoạtĐoàn, Đảng viên bình thường.

    - 26/3/2017. tôi xin thôi sinh hoạt Đoàn Thanh niên.

    Tới nay tôi muốn xin chuyển sinh hoạt Đảng lên cơ quan tôi làm việc vì tôi đã là biên chế chính thức và do tôi đã lấy chồng ở tỉnh khác, sinh sống ở tỉnh khác, và cơ quan cũng xa cách nhà đẻ của tôi 12km. Nhưng Đảng ủy cơ quan tôi trả lời rằng: Tôi không làm đúng quy trình. Tôi phải chuyển đang Ngay sau khi tôi được kết nạp đảng dự bị lên cơ quan làm việc?.

    Xin hỏi các Luật sư tư vấn: Tôi có chuyển sinh hoạt Đảng được không?. Và quy trình cụ thể phải làm như thế nào?.  Tôi phải làm thủ tục như thế nào để được chuyển sinh hoạt Đảng lên cơ quan tôi đang công tác cho hợp lý?. Kính đề nghị các Luật sư tư vấn cho tôi. Xin cảm ơn!

    Chào bạn hanh2812, bạn xem thủ tục chuyển sinh hoạt Đảng tại đây nè:

    6.3- Chuyển sinh hoạt đảng.

    6.3.1- Chuyển sinh hoạt đảng chính thức

    a) Đảng viên được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển công tác sang đơn vị mới, được nghỉ hưu, nghỉ mất sức, thôi việc, phục viên hoặc thay đổi nơi cư trú lâu dài thì trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày quyết định có hiệu lực hoặc thay đổi nơi cư trú phải làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng chính thức.

    b) Đảng viên chuyển sinh hoạt đảng chính thức ra ngoài đảng bộ huyện, tỉnh (và tương đương) thì cấp ủy huyện (và tương đương) có đảng viên chuyển đi, có trách nhiệm làm thủ tục giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng. Đảng viên của đảng bộ, chi bộ cơ sở trực thuộc tỉnh ủy (và tương đương) khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức thì ban tổ chức tỉnh ủy (và tương đương) làm thủ tục giới thiệu chuyển sinh hoạt đảng.

    c) Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày giới thiệu chuyển đi, đảng viên phải xuất trình giấy giới thiệu sinh hoạt đảng với chi ủy nơi chuyển đến để được sinh hoạt đảng. Nếu quá thời hạn trên, đảng viên hoặc tổ chức đảng vi phạm phải báo cáo lý do cụ thể để cấp ủy có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định.

    d) Khi chuyển sinh hoạt đảng chính thức cho đảng viên, cấp ủy nơi đảng viên đang sinh hoạt và công tác làm đầy đủ thủ tục, niêm phong hồ sơ, giao cho đảng viên trực tiếp mang theo để báo cáo với tổ chức đảng làm thủ tục giới thiệu và tiếp nhận sinh hoạt đảng theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

    đ) Trường hợp đảng viên đang bị thanh tra, kiểm tra hoặc đang xem xét, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì chưa chuyển sinh hoạt đảng chính thức.

    6.3.2- Chuyển sinh hoạt đảng tạm thời.

    a) Khi đảng viên thay đổi nơi cư trú, nơi công tác trong thời gian từ 3 tháng đến dưới 1 năm; khi được cử đi học tập trung ở các cơ sở đào tạo trong nước từ 3 tháng đến 2 năm, sau đó lại trở về đơn vị cũ thì phải làm thủ tục giới thiệu sinh hoạt đảng tạm thời từ đảng bộ, chi bộ nơi đảng viên đang sinh hoạt đảng chính thức đến đảng bộ, chi bộ nơi công tác, học tập hoặc nơi cư trú mới. Trường hợp đặc biệt do Ban Bí thư quy định.

    b) Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời có nhiệm vụ và quyền hạn:

    - Ở nơi sinh hoạt chính thức thì thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Điều lệ Đảng; ở nơi sinh hoạt tạm thời thì trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử.

    - Nếu cần kéo dài thời hạn sinh hoạt đảng tạm thời, đảng viên phải báo cáo với cấp ủy đảng nơi đảng viên đang sinh hoạt tạm thời đxin gia hạn, đồng thời báo cáo với tổ chức đảng nơi sinh hoạt chính thức.

    c) Đảng viên sinh hoạt đảng tạm thời không tính vào đảng số của đảng bộ nơi sinh hoạt tạm thời mà tính vào đảng số của đảng bộ nơi sinh hoạt chính thức; đóng đảng phí ở chi bộ nơi sinh hoạt đảng tạm thời.

    Cấp ủy viên khi chuyển sinh hoạt tạm thời thì vẫn là cấp ủy viên nơi sinh hoạt chính thức.

    d) Nếu có từ 3 đảng viên chính thức trở lên chuyển đến sinh hoạt đảng tạm thời để học theo lớp, theo khóa ở cơ sở đào tạo hoặc đến công tác biệt phái trong một đơn vị thành viên trực thuộc đơn vị cơ sở, thì đảng ủy nơi tiếp nhận đảng viên ra quyết định thành lập chi bộ sinh hoạt tạm thời và chỉ định chi ủy, bí thư, phó bí thư của chi bộ đó.

    Nhiệm vụ của chi bộ sinh hoạt tạm thời là lãnh đạo đảng viên trong chi bộ thực hiện nghị quyết của cấp ủy cấp trên, quản lý đảng viên, thu nộp đảng phí và thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể do cấp ủy cấp trên giao.

    6.3.3- Chuyển sinh hoạt đảng ra ngoài nước.

    Việc quản lý, chuyển sinh hoạt đảng, tổ chức sinh hoạt đảng cho đảng viên ở ngoài nước thực hiện theo quy định của Ban Bí thư và một số quy định sau đây:

    a) Đảng viên dự bị sinh hoạt đơn lẻ ở ngoài nước, khi hết thời hạn dự bị phải làm bản tự kiểm điểm về tư cách đảng viên và việc thực hiện nhiệm vụ được giao trong thời gian sinh hoạt đơn lẻ; cấp ủy trực tiếp quản lý đảng viên ở ngoài nước căn cứ vào nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi đi và kiểm điểm của đảng viên đxét công nhận đảng viên chính thức.

    b) Đối với những địa bàn ở ngoài nước có hoàn cảnh đặc biệt, không đủ 3 đảng viên chính thức để lập chi bộ thì có thể được thành lập chi bộ sinh hoạt dự bị (gồm 3 đảng viên trở lên, kể cả đảng viên chính thức và dự bị), cấp ủy cấp trên chỉ định bí thư chi bộ.

    c) Chức năng, nhiệm vụ của các loại hình chi bộ và nhiệm vụ của đảng viên ở ngoài nước thực hiện theo quy định của Ban Bí thư, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương.

    6.3.4- Chuyển sinh hoạt đảng khi chuyển giao, thành lập mới, chia tách, sáp nhập chi bộ, đảng bộ.

    Khi cấp có thẩm quyền quyết định chuyển giao, thành lập mới, chia tách hay sáp nhập một chi bộ, đảng bộ từ đảng bộ này sang đảng bộ khác trong hoặc ngoài đảng bộ tỉnh (và tương đương) thì cấp ủy cấp trên trực tiếp nơi có chi bộ, đảng bộ được chuyển đi có trách nhiệm làm thủ tục chuyển giao tổ chức và chuyển sinh hoạt đảng tập thể cho đảng viên; cấp ủy cấp trên trực tiếp nơi có chi bộ, đảng bộ được chuyển đến có trách nhiệm làm thủ tục tiếp nhận tổ chức và sinh hoạt đảng cho đảng viên.

    6.3.5- Chuyển sinh hoạt đảng khi tổ chức đảng bị kỷ luật giải tán, bị giải thể.

    Sau khi cấp ủy có thẩm quyền quyết định kỷ luật giải tán hoặc giải thể một chi bộ, đảng bộ thì trong thời hạn 30 ngày làm việc cấp ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đó thu hồi hồ sơ, con dấu và làm thủ tục chuyển sinh hoạt đảng cho đảng viên.

    6.3.6- Trách nhiệm giới thiệu sinh hoạt đảng.

    a) Cấp ủy đảng các cấp có trách nhiệm giới thiệu sinh hoạt đảng cho tổ chức đảng và đảng viên; các cơ quan sau đây được cấp ủy ủy nhiệm chuyển sinh hoạt đảng:

    Các tỉnh ủy, thành ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Đảng ủy Ngoài nước ủy nhiệm cho ban tổ chức của cấp mình; các cấp ủy cấp trên của tổ chức cơ sở đảng thuộc Quân ủy Trung ương được ủy nhiệm cho cơ quan chính trị cùng cấp; Đảng ủy Công an Trung ương được ủy nhiệm cho Tổng cục Chính trị Công an nhân dân trong việc giới thiệu sinh hoạt đảng.

    b) Ban Tổ chức Trung ương giúp Trung ương hướng dẫn, kiểm tra việc giới thiệu sinh hoạt đảng trong toàn Đảng; giới thiệu đảng viên và tổ chức đảng chuyển sinh hoạt đảng trong những trường hợp đặc biệt.

    (Căn cứ Quy định 29-QĐ/TW năm 2016)

     
    Báo quản trị |  
  • #455279   31/05/2017

    hongtien222
    hongtien222

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Giải đáp thắc mắc

    Tôi vào Đảng năm 2005. Trong quá trình công tác ở một đơn vị chưa có bất kì biến động nào về nơi làm việc. 20-5-2017 ban kiểm tra huyện ủy có kiểm tra hồ sơ Đảng viên của đơn vị tôi. Rất nhiều trường hợp thiếu những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ. Riêng tôi và hai trường  hợp khác thiếu lý lịch Đảng viên.

    Khi vào Đảng tôi đã khai lý lịch và nộp nhưng đến nay tôi được yêu cầu khai lại lý lịch để nộp cho ban chi bộ.

    Tôi thấy việc mất ( thiếu ) hồ sơ này là lỗi do chi bộ những người có trách nhiệm quản lí hồ sơ.

    Tôi hỏi bí thư mượn tờ khai lý lịch để về viết lại quyển lý lịch thì không được chấp nhận.

    Tôi muốn hỏi thiếu lý  lịch ( mất) lỗi thuộc về ai? trách nhiệm?

    Cách khắc phục.

     Tôi trân trọng cảm ơn

     

    Cập nhật bởi hongtien222 ngày 31/05/2017 09:58:12 SA Cập nhật bởi hongtien222 ngày 31/05/2017 09:57:38 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongtien222 vì bài viết hữu ích
    trang_u (27/07/2017)
  • #462582   27/07/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    hongtien222 viết:

    Tôi vào Đảng năm 2005. Trong quá trình công tác ở một đơn vị chưa có bất kì biến động nào về nơi làm việc. 20-5-2017 ban kiểm tra huyện ủy có kiểm tra hồ sơ Đảng viên của đơn vị tôi. Rất nhiều trường hợp thiếu những giấy tờ cần thiết trong hồ sơ. Riêng tôi và hai trường  hợp khác thiếu lý lịch Đảng viên.

    Khi vào Đảng tôi đã khai lý lịch và nộp nhưng đến nay tôi được yêu cầu khai lại lý lịch để nộp cho ban chi bộ.

    Tôi thấy việc mất ( thiếu ) hồ sơ này là lỗi do chi bộ những người có trách nhiệm quản lí hồ sơ.

    Tôi hỏi bí thư mượn tờ khai lý lịch để về viết lại quyển lý lịch thì không được chấp nhận.

    Tôi muốn hỏi thiếu lý  lịch ( mất) lỗi thuộc về ai? trách nhiệm?

    Cách khắc phục.

     Tôi trân trọng cảm ơn

    Chào bạn hongtien222, trường hợp này thì bạn làm lại thôi. Xác định lỗi của ai trong trường hợp này không giúp ích được gì mà còn tốn nhiều thời gian của bạn. 

     
    Báo quản trị |  
  • #456091   05/06/2017

    thẩm tra lý lịch người xin vào đảng

    tôi có trường hợp quần chúng xin vào đảng cần được thẩm tra lý lịch, nhưng quê quán gốc của bố mẹ ông bà nội tại thái bình, nt]f năm 1960 chuyển lên khai hoang tại TP lao cai, từ ông nội, bố mẹ , anh chị em ruột của quần chúng đều chưa có đảng viên . vây tôi có cần phải về Thái bình thẩm tra bố mẹ ông bà nội của quần chúng không?

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn dao0985749888 vì bài viết hữu ích
    trang_u (27/07/2017)
  • #462581   27/07/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    dao0985749888 viết:

    tôi có trường hợp quần chúng xin vào đảng cần được thẩm tra lý lịch, nhưng quê quán gốc của bố mẹ ông bà nội tại thái bình, nt]f năm 1960 chuyển lên khai hoang tại TP lao cai, từ ông nội, bố mẹ , anh chị em ruột của quần chúng đều chưa có đảng viên . vây tôi có cần phải về Thái bình thẩm tra bố mẹ ông bà nội của quần chúng không?

    Chào bạn dao0985749888, bạn đã tìm hiểu về quy định Thẩm tra lý lịch Đảng chưa?

    Quy định đề cập tại Hướng dẫn 01-HD/TW năm 2012:

    3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

    a) Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm :

    - Người vào Đảng.

    - Cha, mẹ đẻ, cha, mẹ vợ (chồng) hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng, con đẻ của người vào Đảng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (sau đây gọi chung là người thân).

    b) Nội dung thẩm tra

    - Đối với người vào Đảng : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.

    - Đối với người thân : Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

    c) Phương pháp thẩm tra

    - Nếu người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên: cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột, con đẻ và trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh. Nếu vợ (chồng) người vào Đảng có một trong các trường hợp sau đây đang là đảng viên : cha, mẹ đẻ, anh, chị, em ruột và trong lý lịch của người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra, xác minh bên vợ (chồng). Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra, xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở (ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc) đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

    - Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng (xã, phường, thị trấn...) từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch, không cần thẩm tra riêng.

    - Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển sinh, tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ.

    - Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý hoặc lấy xác nhận của cấp uỷ cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.

    - Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước (qua Đảng uỷ Ngoài nước) để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh ở trong nước để thẩm tra.

    - Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp uỷ cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người này.

    d) Trách nhiệm của các cấp uỷ và đảng viên

    - Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ cơ sở nơi có người vào Đảng :

    + Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng (chi uỷ chưa nhận xét và cấp uỷ cơ sở chưa chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch).

    + Gửi công văn đề nghị thẩm tra và lý lịch người xin vào Đảng đến cấp uỷ cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra; trường hợp cần thiết thì chi bộ cử đảng viên đi thẩm tra. Đảng viên đi thẩm tra có trách nhiệm báo cáo cấp uỷ những nội dung được giao bằng văn bản và chịu trách nhiệm trước Đảng về nội dung đó.

    + Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

    - Trách nhiệm của cấp uỷ cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch :

    + Chỉ đạo chi uỷ hoặc bí thư chi bộ (nơi chưa có chi uỷ) và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhận vào lý lịch người xin vào Đảng.

    + Cấp uỷ cơ sở nơi đến thẩm tra : Thẩm định, ghi nội dung cần thiết về lý lịch của người xin vào Đảng do cấp uỷ nơi có người xin vào Đảng yêu cầu đã đúng, hay chưa đúng hoặc chưa đủ với nội dung người xin vào Đảng đã khai trong lý lịch; tập thể cấp uỷ hoặc ban thường vụ cấp uỷ thống nhất nội dung ghi vào mục "Nhận xét của cấp uỷ, tổ chức đảng..." ở phần cuối bản "Lý lịch của người xin vào Đảng". Người thay mặt cấp uỷ xác nhận, ký tên, ghi rõ chức vụ đóng dấu vào lý lịch và gửi cho cấp uỷ cơ sở có yêu cầu; nếu gửi theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày làm việc (ở trong nước), 90 ngày làm việc (ở ngoài nước) kể từ khi nhận được Công văn đề nghị thẩm tra lý lịch.

    + Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu thẩm tra lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch của người xin vào Đảng.

    đ) Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng

    Ở các cơ quan thụ hưởng ngân sách nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, cước gửi công văn thẩm tra, công tác phí cho đảng viên đi thẩm tra được thanh toán theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác nếu có khó khăn về kinh phí thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng cấp kinh phí.

     
    Báo quản trị |  
  • #456568   08/06/2017

    Stephentruong
    Stephentruong

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Lý lịch đảng không tốt có được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo không?

    Xin chào DanLuat!

    Tôi có một câu hỏi như sau:

    Tôi hiện là Đảng viên đã được kết nạp khoảng 6 tháng đang trong thời gian dự bị. Lý lịch bên phí gia đình nội ngoại tôi thì tốt không tham gia cách mạng cũng không tham gia chế độ cũ. Nhưng về phía gia đình vợ tôi thì lý lịch không được tốt vì ông ngoại vợ tôi làm Xã trưởng an ninh cho ngụy và bị việt cộng bắn chết, riêng cha mẹ vợ tôi thì không tham gia bất cứ chế độ nào vì lúc đó còn rất nhỏ (cha vợ sinh năm 1970, mẹ vợ sinh năm 1973).

    Tôi nghe nói có một số người vì vướng lý lịch mà không thể bổ nhiệm được chức vụ lãnh đạo, quản lý. Tôi xin hỏi là trường hợp lý lịch Đảng của tôi như vậy được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý hay không? Tôi đang làm việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

    Tôi không biết về những quy định bổ nhiệm bên Đảng nên anh em nào biết xin giải thích giúp tôi. Cảm ơn tất cả mọi người!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Stephentruong vì bài viết hữu ích
    trang_u (27/07/2017)
  • #462580   27/07/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Stephentruong viết:

    Xin chào DanLuat!

    Tôi có một câu hỏi như sau:

    Tôi hiện là Đảng viên đã được kết nạp khoảng 6 tháng đang trong thời gian dự bị. Lý lịch bên phí gia đình nội ngoại tôi thì tốt không tham gia cách mạng cũng không tham gia chế độ cũ. Nhưng về phía gia đình vợ tôi thì lý lịch không được tốt vì ông ngoại vợ tôi làm Xã trưởng an ninh cho ngụy và bị việt cộng bắn chết, riêng cha mẹ vợ tôi thì không tham gia bất cứ chế độ nào vì lúc đó còn rất nhỏ (cha vợ sinh năm 1970, mẹ vợ sinh năm 1973).

    Tôi nghe nói có một số người vì vướng lý lịch mà không thể bổ nhiệm được chức vụ lãnh đạo, quản lý. Tôi xin hỏi là trường hợp lý lịch Đảng của tôi như vậy được bổ nhiệm chức danh lãnh đạo, quản lý hay không? Tôi đang làm việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường.

    Tôi không biết về những quy định bổ nhiệm bên Đảng nên anh em nào biết xin giải thích giúp tôi. Cảm ơn tất cả mọi người!

    Chào bạn Stephentruong, vấn đề này bạn nên xem thử Quy chế bổ nhiệm lãnh đạo của Sở xem, còn về phần Đảng thì không vấn đề gì hết. 

     
    Báo quản trị |  
  • #457793   16/06/2017

    nguyentrongtan188
    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    Đảng viên bị khai trừ có được xem xét kết nạp lại không?

    CÂU HỎI: Tôi muốn hỏi Đảng viên bị kỷ luật khai trừ khỏi Đảng thì khi nào thì có thể xem xét kết nạp lại được         

    Trả lời:

    Căn cứ theo điểm b, khoản 3.5 của Điều 4, Quy định 29/QĐ-TW năm 2016 về thi hành Điều lệ Đảng:

    Theo đó, đối với người thuộc thuộc trường hợp không được xem xét kết nạp lại; có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Điều lệ Đảng thì thời gian để xem xét kết nạp lại từ đủ 36 tháng trở lên kể từ khi ra khỏi Đảng và từ đủ 60 tháng trở lên kể từ khi được xóa án tích đối với người bị án hình sự về tội ít nghiêm trọng.

    Cập nhật bởi nguyentrongtan188 ngày 17/06/2017 08:09:02 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentrongtan188 vì bài viết hữu ích
    DT_DA (16/06/2017)
  • #460802   13/07/2017

    Cách tính 45 năm huy hiệu Đảng cho người đã mất?

    Hiện tôi đang công tác tại văn phòng Đảng ủy, nhưng thời gian chưa lâu . Vì vậy tôi muốn hỏi luật sư cách tính tuổi 45 năm huy hiệu Đảng cho những người đã maatsthif tính như nào, dựa vào những Hướng dẫn nào??? XIn cảm ơn luật sư !!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn minhnamtorres vì bài viết hữu ích
    trang_u (27/07/2017)