Giải đáp hộ em câu này với ạ

Chủ đề   RSS   
  • #520078 05/06/2019

    Nguyenhue2712

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Giải đáp hộ em câu này với ạ

    -cách xác định quy phạm pháp luật -bộ luật nào có nhiều chế tài nhất? Vì sao
     
    1200 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Nguyenhue2712 vì bài viết hữu ích
    enychi (08/06/2019) ThanhLongLS (06/06/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520081   05/06/2019

    htham2501
    htham2501
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2019
    Tổng số bài viết (241)
    Số điểm: 2000
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 109 lần


    Cơ cấu của quy phạm pháp luật

    1. Giả định Giả định thường nói về địa điểm, thời gian, các chủ thể, các hoàn cảnh thực tế mà trong đó mệnh lệnh của quy phạm được thực hiện tức là xác định môi trường cho sự tác động của quy phạm pháp luật.

    Ví dụ: Điều 161 Bộ luật hình sự quy định: “Người nào trốn thuế với số tiền từ 50 triệu đồng đến dưới 150 triệu đồng …”. Trong quy phạm pháp luật trên bộ phận giả định là “ Người nào trốn thuế …”

    – nói đến yếu tố chủ thể.

    – Bộ phận giả định thường trả lời cho câu hỏi chủ thể nào? khi nào? trong hoàn cảnh, điều kiện nào?

    – Để áp dụng các quy phạm pháp luật một cách chính xác, nhất quán phần giả định phải mô tả rõ ràng những điều kiện, hoàn cảnh nêu ra phải sát hợp với thực tế. Do đó tính xác định là tiêu chuẩn hàng đầu của một giả định.

    2. Quy định Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu quy tắc xử sự buộc mọi chủ thể phải xử sự theo khi ở vào hoàn cảnh đã nêu trong phần giả định của quy phạm.

    Ví dụ: Điều 4 Thể lệ Bưu phẩm bưu kiện 1999 quy định: “Bưu phẩm bưu kiện chỉ được mở kiểm tra trong các trường hợp: Hội đồng xử lý bưu phẩm bưu kiện vô thừa nhận xác định là bưu phẩm bưu kiện vô thừa nhận …”. Trong quy phạm pháp luật này phần quy định là “BPBK chỉ được mở kiểm tra khi đã có xác nhận của Hội đồng xử lý BPBK vô thừa nhận …”.

    – Quy định là yếu tố trung tâm của quy phạm pháp luật bởi vì trong quy định trình bày ý chí và lợi ích của nhà nước, xã hội và cá nhân con người trong việc điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định.

    – Bộ phận quy định trả lời cho câu hỏi phải làm gì? được làm gì? làm như thế nào?

    3. Chế tài Là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu trong bộ phận quy định của quy phạm pháp luật.

    Ví dụ: Điều 97 Bộ luật hình sự quy định “Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm”. Ở quy phạm pháp luật này bộ phận chế tài là “thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm”.

    – Chế tài là một trong những phương tiện đảm bảo thực hiện bộ phận quy định của quy phạm pháp luật. Chế tài chính là những hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

    =》Theo mình thì Bộ luật Hình Sự là văn bản QPPL có nhiều quy định chế tài nhất. Đơn giản vì: Đây là bộ luật tập trung quy định về tội phạm và hình thức xử phạt tội phạm.

    Cập nhật bởi htham2501 ngày 06/06/2019 08:50:01 SA
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn htham2501 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/06/2019) enychi (08/06/2019)