Giả video call Facebook lừa đảo vay mượn tiền bị xử lý thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #595596 19/12/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Giả video call Facebook lừa đảo vay mượn tiền bị xử lý thế nào?

    Thời gian gần đây, nhiều người đã trở thành nạn nhân của chiêu trò lừa đảo giả người quen để vay mượn tiền thông qua việc giả video call trên Facebook. 

    Hiện trạng

    Mặc dù lừa đảo vay mượn tiền thông qua video call không phải là chiêu trò mới, đã được cơ quan chức năng cảnh báo nhiều lần, tuy nhiên với thủ đoạn tinh vi, các đối tượng xấu vẫn dễ dàng qua mặt được người dân cả tin. 

    Cụ thể, theo các trang báo điện tử đưa tin, sau khi các đối tượng xấu đã chiếm được quyền truy cập tài khoản của nạn nhân, chúng bắt đầu nhắn tin cho một số người quen.

    Để không bị nghi ngờ, chúng bắt chước cách xưng hô, nói chuyện của nạn nhân để nhắn tin mượn tiền với các lý do như: cần gấp, người thân nằm viện, do không có tiền trong tài khoản nên nhờ chuyển hộ rồi sẽ gửi lại vài ngày sau đó,... 

    Dù đã cẩn thận, các nạn nhân đã video call để kiểm tra, thế nhưng các đối tượng này đã chuẩn bị sẵn một video được cắt ghép từ những hình ảnh đã được chủ tài khoản đăng tải trước đó.

    Cụ thể, từ những hình ảnh có sẵn của người dân đăng tải trên trang cá nhân với sự hỗ trợ các các ứng dụng cắt ghép, chỉnh sửa ảnh, tạo video clip đang xuất hiện tràn lan trên không gian mạng.

    Theo đó, chỉ qua vài thao tác, đơn giản chúng đã có thể tạo ra những hình ảnh cử động rất biểu cảm, sống động khá giống nạn nhân. Những cuộc gọi video call thường rất ngắn, chất lượng âm thanh, hình ảnh kém và chập chờn để tránh nạn nhân nhận biết được đây là hình ảnh do phần mềm tạo ra.

    Lúc này, nạn nhân nghĩ đúng là người quen và bắt đầu chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng của đối tượng xấu. Đến khi được người quen thông báo rằng tài khoản đã bị hack thì mới nhận ra bị lừa đảo chiếm đoạt khoản tiền lớn.

    Như vậy, hành vi giả video call lừa tiền là hành vi vi phạm pháp luật, tùy vào mức độ và tính chất sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

    Theo đó, căn cứ Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015  được sửa đổi bởi điểm a, c Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về mức phạt cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cụ thể:

    Khung 1:

    Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2-50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    - Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    - Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    - Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    - Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    Khung 2:

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02-07 năm:

    - Có tổ chức;

    - Có tính chất chuyên nghiệp;

    - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50-200 triệu đồng;

    - Tái phạm nguy hiểm;

    - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    - Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    Khung 3:

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07-15 năm:

    - Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

    - Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    Khung 04:

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12-20 năm hoặc tù chung thân:

    - Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên;

    - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01-05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác bị xử phạt hành chính như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Phạt tiền từ 2-3 triệu đồng đối với hành vi Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả.

    Ngoài ra, còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung:

    - Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;

    - Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.

    Xem thêm bài viết liên quan đến chiếm đoạt tài sản tại đây

     
    837 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (19/12/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595598   19/12/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Giả video call Facebook lừa đảo vay mượn tiền bị xử lý thế nào?

    Cảm ơn bài viết của tác giả về vấn này. Theo như mình được biết và chứng kiến thì ngoài những phương thức nêu trên thì một phương thức khác mà các đối tượng lừa đảo cũng thường xuyên sử dụng là lập ra những tài khoản mạo danh với tên giống tài khoản thật. Tiếp đó các đối tượng thực hiện hành vi lừa đảo bằng cách nhắn tin hỏi thăm, tạo lòng tin với những người được kết bạn để hỏi vay tiền. Khi nạn nhận gọi video call để kiểm tra, chúng lại tiếp tục sử dụng phần mềm cắt ghép hình ảnh để đánh lừa nạn nhân.

     
    Báo quản trị |  
  • #595607   19/12/2022

    nguyenhoangvy15
    nguyenhoangvy15
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/08/2022
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 3398
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 59 lần


    Giả video call Facebook lừa đảo vay mượn tiền bị xử lý thế nào?

    Cám ơn bài viết hữu ích của tác giả. Đây là thủ đoạn lừa đảo rất tinh vi, có thể xảy ra với bất cứ ai và tại bất cứ thời điểm nào. Các đối tượng có thể giả cuộc gọi video call để giả làm người thân vay tiền, giả làm con cái đang du học học nước ngoài gọi điện về cho bố mẹ nhờ chuyển tiền đóng học phí hay cũng có thể giả làm nhân vật nào đó khi kết bạn hẹn hò qua mạng để phục vụ cho các kịch bản lừa đảo mà chúng đã chuẩn bị sẵn. Mọi người nên cẩn thận hơn khi xác nhận thông tin đối phương trước khi chuyển tiền cho họ, hỏi về thông tin mà chỉ có hai người biết, ví dụ tên người yêu cũ của chẳng hạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #595630   20/12/2022

    Giả video call Facebook lừa đảo vay mượn tiền bị xử lý thế nào?

    Cảm ơn thông tin bài viết của bạn. Bên cạnh cuộc gọi hình ảnh, để tăng niềm tin cho các nạn nhân, các đối tượng cũng tiến hành nghiên cứu kỹ dữ liệu, thông tin cá nhân của người dùng để lựa chọn nạn nhân và xây dựng ra những kịch bản lừa đảo sát với thực tế cuộc sống của mỗi người.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #595842   26/12/2022

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 42 lần


    Giả video call Facebook lừa đảo vay mượn tiền bị xử lý thế nào?

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả. Nguyên nhân cũng một phần xuất phát từ việc mọi người để lộ quá nhiều thông tin cá nhân trên mạng xã hội như căn cước công dân, địa chỉ nhà riêng, cơ quan công sở. Đây chính là kẽ hở để kẻ gian dễ dàng xây dựng những kịch bản lừa đảo ngày càng tinh vi.

     
    Báo quản trị |  
  • #596297   29/12/2022

    Giả video call Facebook lừa đảo vay mượn tiền bị xử lý thế nào?

    Cảm ơn những thông tin hữu ích mà bạn đã chia sẻ! Ngoài việc sử dụng hình ảnh để đánh lừa nạn nhân, người phạm tội còn có hành vi hack vào tài khoản mạng xã hội sau đó nghiên cứu kĩ các tin nhắn, học cách nói chuyện rồi nhắn tin hỏi thăm sau đó là mượn tiền, tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho nạn nhân để chuyển tiền cho chúng.

     
    Báo quản trị |