Có thể thấy, sau khi nghỉ việc, thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) của người lao động được cấp tại doanh nghiệp sẽ hết giá trị sử dụng tại tháng doanh nghiệp báo giảm lao động.
Như vậy, để đảm bảo được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế (BHYT) khi đi khám chữa bệnh, người lao động cần tiếp tục tham gia BHYT.
Nếu không thuộc đối tượng tham gia BHYT do cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) đóng hoặc do ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng, người lao động sau khi nghỉ việc hoàn toàn có thể tham gia BHYT theo hình thức hộ gia đình. Tuy nhiên, nó có đồng thời quy định về thời hạn của thẻ BHYT khi nghỉ việc tại công ty?
Căn cứ Khoản 2 Điều 50
Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, doanh nghiệp có trách nhiệm lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy trình, quy định. Trường hợp doanh nghiệp có người lao động nghỉ việc mà lập danh sách báo giảm chậm thì phải đóng số tiền bảo hiểm y tế của các tháng báo giảm chậm.
Như vậy, khi doanh nghiệp báo giảm người tham gia bảo hiểm y tế tại đơn vị mình thì thẻ bảo hiểm y tế của người lao động nghỉ việc sẽ không còn giá trị sử dụng. Đồng nghĩa, người lao động sẽ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh. Do đó, nếu muốn tiếp tục thì có thể tham gia tự nguyên theo hình thức hộ gia đình hoặc tham gia công việc tại đơn vị khác.