Hiện nay chúng ta không khó để bắt gặp các kiểu quảng cáo “Chứng thực lấy nhanh không cần bản gốc...”, “Công chứng giấy tờ không cần bản gốc...”. Có cung ắc sẽ có cầu và ngược lại. Khoan xét đến mục đích của hành vi chúng ta cùng xem tính pháp lý từ việc chứng thực không có bản chính.
“Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Theo quy định tại Điêu 18 Nghị định 23/2015/NĐ-CP thì giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính gồm:
1. Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.
2. Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thông thường việc chứng thực tại UBND thực hiện theo quy trình:
Bước 1 - Xuất trình bản gốc;
Bước 2 - So khớp bản sao với bản gốc;
Bước 3 - Ký chứng thực và đóng dấu. Thế nhưng, tại một số văn phòng công chứng
Theo quy định nêu trên thì việc chứng thực bản sao giống với bản chính bắt buộc phải có giấy tờ là bản chính thì mới được thực hiện.
* Thẩm quyền chứng thực giấy tờ: Xem TẠI ĐÂY
Về trách nhiệm pháp lý:
Người yêu cầu chứng thực bản sao phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của bản chính giấy tờ, văn bản dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao; không được yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính giấy tờ, văn bản không được làm cơ sở để chứng thực.
Người thực hiện chứng thực chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao đúng với bản chính
Tùy từng hành vi mà chủ thể có thể chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP:
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
b) Sử dụng bản sao có chứng thực giả;
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
b) Làm giả bản sao có chứng thực.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Hủy bỏ giấy tờ giả đối với hành vi
Trường hợp có dấu hiệu của tội phạm sẽ bị truy cứu TNHS theo quy định của BLHS.