Con dấu chữ ký là con dấu chứa thông tin chữ ký của người sở hữu con dấu. Chữ ký khắc dấu chỉ nên dùng đóng vào những văn bản nội bộ, thông thường.
Việc sử dụng con dấu chữ ký áp dụng cho những người thường xuyên phải ký tên việc sử dụng con dấu chữ ký thay cho chữ ký tươi giúp tiết kiệm thời gian
Giá trị pháp lý: Hiện nay không có văn bản nào quy định được sử dụng chữ ký khắc dấu. Nó chỉ có thể sử dụng trong nội bộ công ty. Dấu chữ ký không được pháp luật công nhận và về nguyên tắc, mọi chữ ký đều phải là chữ ký tươi – chữ ký trực tiếp của chính người ghi tên bên dưới chữ ký.
Chữ ký dấu không phải là chữ ký trực tiếp của người ký, nên không có căn cứ xác định ý chí của người ký. Chữ ký dấu không phải là chữ ký trực tiếp.
Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Nghị định 09/2010/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 110/2004/NĐ-CP về Công tác văn thư thì ““Bản gốc văn bản" là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản được cơ quan tổ chức ban hành và có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền
Do đó, các văn bản, tài liệu được đóng chữ ký dấu lên không được coi là văn bản gốc. Để đảm bảo giá trị pháp lý của các văn bản sử dụng trong các giao dịch kinh tế, quản lý hành chính thì phải đảm bảo chữ ký là chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.
CHỮ KÝ DẤU KHÁC CHỮ KÝ TRỰC TIẾP NHƯ THẾ NÀO?
Chữ ký dấu có 1 đặc điểm dễ nhận biết khác với chữ ký tay là các chữ ký do cùng một con dấu chữ ký tạo ra sẽ giống nhau hoàn toàn (hoàn toàn trùng khớp khi so sánh với nhau) trong khi các chữ ký tay trực tiếp thì không bao giờ có thể trùng khớp hoàn toàn như vậy.
Xem thêm:
- Hợp đồng không có con dấu, chỉ có chữ ký có giá trị pháp lý không?: giới hạn nào cho phòng vệ chính đáng
- Bản sao y có thời hạn bao lâu?
Cập nhật bởi lamkylaw ngày 12/03/2019 10:36:17 SA