Gía trị ghi nhận trong hóa đơn khi vận chuyển hàng hóa giữa các chi nhánh

Chủ đề   RSS   
  • #541163 14/03/2020

    hoangleminh111
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (146)
    Số điểm: 3673
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 42 lần


    Gía trị ghi nhận trong hóa đơn khi vận chuyển hàng hóa giữa các chi nhánh

    Giả sử A và B là hai chi nhánh hạch toán phụ thuộc cùng một Công ty mẹ, nhưng có địa điểm khác tỉnh (A ở Quảng Ngãi, B ở bắc Ninh, Công ty mẹ cũng ở Quảng Ngãi). Công ty mẹ ủy quyền cho NM A quản trị chung cả hai nhà máy A và B. Vì thế, mặc dù cả hai NM đều có kế toán riêng, khai thuế GTGT riêng cho địa phương trực tiếp nhưng báo cáo kết quả SXKD (lãi lỗ) chung về Công ty mẹ để Công ty mẹ tổng hợp. Thuế suất thuế TNDN hiện nay của A và B cũng khác nhau.
     
    Thực tế có việc điều chuyển sản phẩm SX từ nhà máy A sang nhà máy B để bán hoặc khuyến mãi.
    Tôi đã thực hiện việc viết hóa đơn theo điểm b điều 2.6 PL 4 ban hành theo TT 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính:
     
    Vậy cho tôi hỏi:
    1. Giá bán nhà máy A bán cho nhà máy B có nhất thiết phải đúng bằng giá bán ra của nhà máy B cho khách hàng thể hiện trên bảng kê hàng hóa bán ra gửi về cho nhà máy A không? Nếu chênh lệch nhỏ hơn một chút có được không?
    VD: Nhà máy B bán ra với giá 100 đ/SP báo lại cho nhà máy A thì nhà máy A viết hóa đơn bán cho nhà máy B với giá 90 đ/SP có được không?
    2. Trong quá trình bán SP điều chuyển này, tại nhà máy B còn phát sinh chi phí vận chuyển đến nơi cho KH nữa thì CP vận chuyển này phải hạch toán vào nhà máy nào mới đúng? Nếu hạch toán cho nhà máy B luôn có được không?
    3. SP này không dùng để bán mà dùng để khuyến mãi tại nhà máy B:
    a. Nếu có thông báo với sở Công thương (không phải nộp thuế ): Thì nhà máy A viết hóa đơn KM cho nhà máy B, chỉ ghi số lượng, không ghi giá trị có đúng không?
    b. Nếu không thông báo với sở Công thương: thì nhà máy A viết hóa đơn cho nhà máy B nhưng có giá, có thuế GTGT (bằng với giá nhà máy B đã viết trên hóa đơn khuyến mãi) có đúng không?
     
    1772 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #541169   14/03/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1982)
    Số điểm: 14209
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Về trường hợp điều chuyển hàng hóa như anh nêu thì về mặt quy định, hóa đơn sẽ lập theo hướng là lập đúng giá trị thực tế trên thị trường - để đảm bảo về số thuế GTGT mà DN phải nộp (không có cơ sở nào để xuất với giá thấp hơn).

    Đối với việc lập hóa đơn với giá 0 đồng thì hiện mình không thấy có quy định (khuyến mãi với chính mình); do đó việc lập hóa đơn 0 đồng cho chính mình có thể sẽ không được chấp thuận.

    Hóa đơn trong trường hơp này lập theo giá trị như bình thường theo quy định tại Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC:

     "Điều 7. Giá tính thuế
     1. Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.
    Đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng; đối với hàng hóa vừa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, vừa chịu thuế bảo vệ môi trường là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng.
     2. Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), cộng (+) với thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.
     Trường hợp hàng hóa nhập khẩu được miễn, giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế GTGT là giá nhập khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn, giảm.
     3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này."

    Còn vấn đề xác định chi phí vận chuyển vào chi phí của bên nào thì phụ thuộc vào quyết định của công ty - thực tế thì A hay B sẽ vận chuyển hàng hóa (thuê đơn vị khác vận chuyển hay dùng người của A, người của B) ?

    Vd: như bên B cho người qua nhà máy A để lấy hàng vậy thì đây là chi phí của B (thường thì nếu có chênh lệch giá bán 90 đồng - 100 đồng thì sẽ rơi vào trường hợp này). Còn nếu bản thân nhà máy A (dùng người của mình, xe của mình hoặc tự đi thuê) tự vận chuyển hàng hóa đến B vậy thì chi phí này tính cho A.

     
    Báo quản trị |