Giả mạo chữ ký làm hồ sơ vay vốn ngân hàng

Chủ đề   RSS   
  • #560958 26/10/2020

    Giả mạo chữ ký làm hồ sơ vay vốn ngân hàng

    Xin cho hỏi:

    Vào năm 2008 tôi có học trung cấp kế toán, lúc ấy gia đình khá giả, ba tôi lúc bấy giờ làm phó ban khu phố, ba kêu tôi xin cái đơn xác nhận là học sinh sinh viên của trường để ba nộp lên trên. thấy vậy tôi có xin trường đơn xác nhận đang học tại trường.

    Lợi dụng chức vụ ba tôi cùng cán bộ phường đã làm hồ sơ vay vốn học sinh sinh viên, mọi hồ sơ và các chứng từ nhận tiền giải ngân không có chữ ký nào của tôi, ba và cán bộ phường đã giả mạo chữ ký của tôi.

    Nay UBND phường kết hợp hội phụ nữ phường đề nghị tôi phải trả khoản tiền đó, do hồ sơ vay đứng tên ba tôi và mục đích vay là cho tôi đi học, người thừa kế là tôi.

    Nhưng toàn bộ số tiền vay ra tôi không hay biết và tiền học là do chồng tôi đóng. 

    Phường nói do tôi là người thừa kế nên tôi phải có trách nhiệm trả khoản vay này.

    Theo luật thừa kế thì khi nào ba tôi mất khả năng lao động, tử vong hoặc mất tích và để lại di sản cho tôi thì tôi mới có trách nhiệm trả khoản vay này, tôi hiểu như vậy là đúng hay sai????

    Ngân hàng và phường làm phiền ép tôi phải trả khoản vay này là có đúng pháp luật hay không???

    Xin tư vấn ạ! chân thành cảm ơn

     

     
    1318 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tdphung1989 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (27/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #561415   29/10/2020

    Mình xin tư vấn về trường hợp của bạn như sau:

    Luật dân sự Điều 615 có quy định như sau:

    Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

    1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

    3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

    Như vậy có nghĩa là nếu cha bạn có để lại di sản cho bạn thì bạn mới phải thực hiện nghĩa vụ của cha mình. Và tài sản để thực hiện nghĩa vụ không được lớn hơn di sản mà cha bạn để lại. Nghia tử là nghĩa tận, nếu 1 người còn sống mắc nợ, có nghĩa vụ phải thực hiện thì khi họ mất, trách nhiệm nghĩa vụ chỉ được trong phạm vi tài sản thừa kế để lại. Không có chuyện “thừa kế” luôn tất cả trách nhiệm của người đã mất.

    Kết luận: Cho thấy bạn đã hiểu đúng và việc Ngân hàng cùng phường làm phiền ép bạn phải trả khoản vay này là không có cơ sở, không đúng pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #561419   29/10/2020

    hongphuongtg98
    hongphuongtg98
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2020
    Tổng số bài viết (820)
    Số điểm: 5755
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 123 lần


    Theo Khoản 1 Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 người hưởng di sản có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ của người để lại di sản để lại, cụ thể như sau;
     
    "Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."
     
    Như vậy, khi bạn được hưởng di sản mà ba bạn để lại thì bạn có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tra số tiền mà mà ba bạn đã lợi dụng chức vụ.
     
    Báo quản trị |