Quá trình tố tụng hình sự là khâu gây nhiều quan tâm nhất từ phía dư luận không chỉ bởi những cách thức tiến hành, kết quả đem lại mà còn cả hệ lụy về sau. Dần theo thời gian thì quá trình tố tụng hình sự sẽ được thay đổi phù hợp hơn, nhân văn hơn, nhưng tính nhân văn cao hay thấp thì còn tùy thuộc vào mỗi quốc gia.
Sự nhân văn trong khâu tố tụng hình sự
Có thể nói rằng khâu tố tụng hình sự là một khâu hết sức quan trọng, gần như quyết định kết quả của vụ án. Liệu một người có tội hay không, tội nhẹ hay nặng đều được quyết định bởi khâu tố tụng hình sự chứ không đơn thuần dựa vào quyết định của Thẩm phán.
Trong lịch sử tại những triều đại phong kiến, khi mà tố tụng hình sự chỉ tồn tại một cách man rợ và dã man, khi mà con người có quyền lực sẽ dùng đủ mọi cách để lấy được cái mình cần dẫu chẳng biết đúng, sai hay cái gọi là nhân quyền. Nhưng cái chế độ lạc hậu, mọi rợ đó đã gần như chấm dứt toàn bộ để thay thế vào đó là những chế độ mới tiến bộ hơn, văn minh hơn, khi quyền con người là quyền cơ bản và cũng là quyền quan trọng hàng đầu. Cũng từ đó quá trình tố tụng hình sự mới tồn tại theo đúng tên gọi của nó, đó là cả một quá trình, tiến trình chứ không đơn thuần là một bước.
Trong từng xã hội khác nhau sẽ có cách thức tiến hành tố tụng hình sự khác nhau và đương nhiên chính yếu tố chính trị, xã hội sẽ quyết định trước tiên tính nhân văn cao thấp của quá trình tố tụng. Xã hội tư bản tuy bản chất gọi là bốc lột nhưng dẫu có bốc lột thì vẫn đảm bảo cho người dân thứ gọi là công bằng, xã hội cộng sản cũng là một xã hội lý tưởng và đương nhiên thứ “công bằng” vẫn tồn tại dẫu ít nhiều tùy từng quốc gia.
Ghi âm, ghi hình và sự công lý của Mĩ
Tại Mĩ những năm 1989, khi mà các biện pháp khoa học như xét nghiệm ADN chỉ là một khái niệm mơ hồ, nó không được vận dụng vào thực tế quá trình tố tụng hình sự cũng như quyết định của thẩm phán, bồi thẩm.
Thay vào sự công bằng, hợp lý là những quá trình ép cung, móm cung hay gọi là "biện pháp nghiệp vụ", để rồi khi áp dụng thứ công nghệ tiên tiến vào quá trình điều tra ngành Tư pháp Mĩ mới vỡ lẽ ra trong suốt thời gain qua có 30% trường hợp là nhận tội sai, 316 vụ người vô tội được mình oan nhờ quy trình xem xét lại án có hiệu lực pháp luật. Nhưng đó chỉ là một phần rất rất nhỏ trong con số thực tế, liệu còn bao nhiêu trường hợp "được ban tặng" tội khác. Trước những thực trạng đó nên hiện nay, 19 bang tại Mĩ buộc phải tiến hành ghi hình tiến trình thẩm tra những vụ án nhất định và hàng trăm sở cách sát cấp tiểu bang trên toàn quốc đã tự nguyện áp dụng biện pháp này.
Ghi hình - cơ hội cho nghi phạm
Một thí nghiệm thực địa do Quỹ Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ tài trợ được công bố trên tờ Law and Human Behavior năm 2014 đã gây sốt ghi cho thấy rằng, nếu tổ chức ghi hình các cuộc thẩm vấn thẩm tra thì sẽ bảo vệ tương đối cao quyền lợi hợp pháp của người bị tình nghi. Một loạt cảnh sát giàu kinh nghiệm được giao thẩm vấn những đội tượng có tội hoạc vô tội trong một vụ án dàng dựng. Trong số cảnh sát đó có những người được tiết lộ trước sẽ tiến hành ghi âm, ghi hình. Kết quả cho thấy trong số cảnh sát được tiến lộ ít dùng "biện pháp nghiệp vụ" thay vì những người khác lại dùng các lời đe dọa, hoặc hứa hẹn khoan hồng.
Ghi âm, ghi hình và sự công lý tại Việt Nam
Vấn đề ghi âm, ghi hình trong quá trình tố tụng hình sự đã được ban soạn thảo Bộ luật Tố tụng hình sự đề nghị đã bị cơ quan thẩm tra bác bỏ vì lý do không khả thi, bởi theo cơ quan thẩm tra cho rằng việc khai hay không khai nó là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của nghi phạm, bị cáo, bị can. Nhận định của cơ quan thẩm tra chẳng khác nào tự mình thông qua “quyền im lặng” – một quyền chưa tồn tại ở Việt Nam. Do đó cơ sở phản bác của cơ quan thẩm tra là thiếu tính hợp lý, sát đáng. Bên cạnh đó có nhiều lý do khác như tốn kém chi phí, phức tạp hóa thủ tục, đối tượng sẽ bất hợp tác… nhưng đây chỉ là các lý do ngụy biện, thiếu căn cứ. Thứ nhất: hiện nay đã thời đại công nghệ thông tin, một chiếc điện thoại bình thường cũng có chức năng ghi âm, ghi hình thì cần chi thiết bị cao cấp đắt tiền; Thứ hai: Việc đối tượng bất hợp tác hay không bất hợp tác là do hành động của điều tra viên, nếu họ có nghiệp vụ chuyên nghiệp thì sẽ bằng chính năng lực, khả năng để lấy lời khai, chứ không phải e sợ đối tượng bất hợp tác.
Cái giá quá đắt cho vụ án oan
Mỗi một tuyên án sai là cả một hệ quả không lường, đơn cử vụ ông Nguyễn Thanh Chấn chỉ một lời tuyên sai đã lấy đi 10 năm tự do của một con người, lấy đi một mái ấm hạnh phúc, lấy đi cả danh dự nhân phẩm của một người dân lương thiện, đồng thời cái tuyên án oan cũng dự đem lại cái kết quá đắt cho thẩm phán vụ việc.
Xã hội ngày càng tiến bộ hơn thì quy định cũng phải tiến bộ theo, đòi hỏi phải có sự mạnh dạn, khoa học của các nhà lập pháp Việt Nam, phải đảm bảo tính công bằng trong pháp luật và thực thi pháp luật, đừng để những vụ án oan cứ sai rồi lại sai.
Cập nhật bởi woonopro ngày 06/12/2015 12:05:34 CH