Có thể hiểu freelancer là làm nghề tự do, là những người được trả tiền để thực hiện các công việc được thuê mà không bị ràng buộc vào địa điểm hay thời gian. Hiện nay, Freelancer là hình thức làm việc mới được giới trẻ lựa chọn vì xu hướng hiện đại. Dù vậy, khi giao kết công việc giữa các bên thì có phải ký hợp đồng lao động?
Freelancer là gì?
Để có thể hiểu freelancer là làm việc gì thì rất khó vì làm freelancer không bị ràng buộc bởi một ngành nghề nhất định, càng không bị ràng buộc về địa điểm làm việc cũng như tự chủ về thời gian thì được xem là freelancer.
Thông thường làm freelancer thực hiện công việc thông qua internet hay các ứng dụng, website,... Bằng hình thức trực tuyến miễn sao có thể hoàn thành công việc đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu.
Một số ngành nghề nổi bật có thể làm freelancer
Hầu như những ngành nghề nào có thể thực hiện thông qua hình thức trực tuyến thì có thể làm freelancer. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi người làm phải nắm vững kiến thức chuyên môn, không có người hỗ trợ thắc mắc từ công việc và đòi hỏi người làm phải có tính kỷ luật cao.
Nổi bật nhất phải kể đến là viết lách: Viết lách là những công việc liên quan đến những con chữ, nhiều thể loại viết lách hiện nay như copywriter, content writer và content creator. Bạn có thể làm các công việc về sáng tạo nội dung, tạo các bài đăng trên mạng xã hội hoặc có chuyên môn về lĩnh vực nào đó có thể viết cho tạp chí, báo,...
Tiếp theo là lập trình viên: Làm việc trong lĩnh vực này, bạn sẽ được giao nhiệm vụ lập trình website, thiết kế ứng dụng điện thoại hay phát triển phần mềm. Bạn cũng có thể cung cấp những dịch vụ như tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), quản lý hay phân tích cơ sở dữ liệu. Việc có những kiến thức cơ bản về lập trình.
Dịch thuật cũng là một công việc được ưa chuộng đối với nghề freelancer: Nếu bạn thông thạo một ngôn ngữ khác như tiếng Anh, tiếng Pháp,..., bạn có thể nhận những dự án dịch thuật trên giấy hay trên video.
Làm freelancer thì ký hợp đồng gì?
Bản chất của freelancer là một ngành nghề tự do và chỉ thực hiện một công việc nhất định vì vậy ký hợp đồng lao động phải tuân theo nội quy công ty cũng như các nghĩa vụ mang tính lâu dài nên sẽ không phù hợp với nghề này.
Tuy nhiên, người làm freelancer cần chú ý nếu làm việc không có căn cứ khi xảy ra phát sinh thì thiệt hại phần lớn sẽ thuộc về bên nhận công việc. Vì thế để có thể đáp ứng được tính chất công việc cũng như an toàn về mặt pháp lý thì người làm nghề tự do nên lựa chọn hợp đồng dịch vụ.
Cụ thể, tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng dịch vụ như sau: Theo đó, hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Việc xác lập hợp đồng dịch vụ hoàn toàn phù hợp với freelancer qua đó vẫn đảm bảo các yếu tố cơ bản của hợp đồng lao động nhưng bản chất đơn giản và mục đích là một bên cung ứng dịch vụ và một bên trả phí.
Thu nhập từ làm freelancer có phải đóng thuế TNCN?
Khi bắt đầu làm freelancer người làm công việc này cần lưu ý các vấn đề pháp lý về thuế, đặc biệt là thuế TNCN. Thông thường thì loại thuế theo hợp đồng dịch vụ sẽ được bên doanh nghiệp khấu trừ vào tiền công cho cá nhân hoặc theo thỏa thuận của các bên.
Cụ thể tại điểm i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định việc khấu trừ thuế cho người không ký hợp đồng lao động được thực hiện như sau:
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Theo quy định trên, thì người làm freelancer sẽ phải trích 10% thu nhập từ việc nhận công việc để đóng thuế TNCN. Tuy nhiên, nếu chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu.
Trong trường hợp giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cần thông báo với bên doanh nghiệp để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN. Cuối năm cá nhân sẽ phải tự thực hiện quyết toán thuế với chi cục thuế.
Như vậy, vì tính chất của một ngành nghề tự do nên freelancer sẽ không ký hợp đồng lao động thay vaofddos là hợp đồng dịch vụ. Trên đây là một số thông tin cơ bản về ngành nghề freelancer và lưu ý pháp lý dành cho những người mới bắt đầu bước chân vào con đường freelancer.