Em muốn trở thành Luật sư tư vấn, vậy phải làm thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #455495 01/06/2017

    fdfdsfd

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 190
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 0 lần


    Em muốn trở thành Luật sư tư vấn, vậy phải làm thế nào?

    Em chào các anh, chị và mọi người !

    Em năm nay hiện đang là sv học Luật sắp hết năm 2. Dù vậy, sắp chuẩn bị sang năm 3 nhưng em vẫn chưa có một kế hoạch vững vàng cho những bước chân để đi tới ước mơ, tương lai mình sau này, vì môi trường học tập tại trường quá nhàm chán, lý thuyết, thời gian học quá gấp rút, một lúc phải học liên tiếp các môn, mảng luật khác nhau, muốn đọc các nghị định, thông tư để bổ sung kiến thức nhưng vì chúng quá nhiều (dù chỉ trong 1 môn thôi) và lo lắng cho môn quá trình bồi tụ đồng thời các môn luật khác khiến em cũng phát nản không thể tập trung đọc nổi cho hết hoặc chỉ đọc qua loa rồi quên hết, không hiểu gì.

    - Em không thích (hay nói là cực ghét) học luật môi trường và luật đất đai. Em yêu Luật dân sự, doanh nghiệp, lao động và SHTT. Vậy em có thể trở thành một luật sư không nếu giả như chỉ tập trung vào những mảng luật mà em thích, hoặc là chỉ đặc biệt chuyên nhất vào Luật dân sự ?

    - Muốn giỏi một mảng Luật thì phải làm thế nào và có phương pháp học ra sao ạ? (Dù biết rằng học luật chỉ để hiểu nhưng em không thể trách khỏi việc học thuộc, cầu toàn để đạt được điều đó; và em không thể tập trung đọc hết được các thông tư, nghị định)

    - Trong quá trình học sau này sẽ có thêm rất nhiều môn luật mới khác, vậy em có thể chỉ học qua loa các luật đấy thôi không và vẫn mãi tiếp tục tập trung vào 4 mảng mà em thích?

    - Em muốn 2 năm nữa sau khi ra trường ĐH, dù chưa có chứng chỉ luật sư nhưng vẫn có thể vừa học vừa làm để kiếm được tiền, 1 là học luật sư tại học viện tư pháp.. 2 là vì đang có bạn gái :~ Từ đây em cần phải làm những gì?
    - Em muốn sau này trở thành một Luật sư tư vấn. Mọi người có thể cho em lời khuyên gì không?

    Cảm ơn mọi người rất nhiều ạ ! :) <3
    Love,

     

     
    15724 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #455594   01/06/2017

    lawyerinthefuture
    lawyerinthefuture
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:29/10/2016
    Tổng số bài viết (545)
    Số điểm: 4441
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 207 lần


    Không học lấy chứng chỉ hành nghề Luật sư thì chỉ có thể làm trợ lý Luật sư thôi.

    Muôn tư vấn thì tư vấn người quen, người thân thì được, mà tư vấn cho người quen, người thân chủ yếu là mảng đất đai với Dân sự là nhiều.

    Thích Dân sự, lao động, doanh nghiệp thì có thể học lên Thạc sĩ sau đó xin vào trường ĐH nào đó làm giảng viên dạy bộ môn Dân sự và lao động, doanh nghiệp.

    Trang facebook: " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí " sẽ giúp các bạn giải đáp những vướng mắc pháp lý xoay quanh cuộc sống.

    Hãy ghé thăm trang khi bạn gặp phải một vấn đề vướng mặc nào đó .Đừng tiếc gì 1 like và 1 share trang facebook:

    " Hỗ Trợ Pháp Lý Miễn Phí ".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lawyerinthefuture vì bài viết hữu ích
    fdfdsfd (02/06/2017)
  • #456900   10/06/2017

    TPCDUYENHAI
    TPCDUYENHAI

    Sơ sinh

    Trà Vinh, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2012
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    rep

    Chào bạn! Mình có những góp ý như thế này hen. _ Muốn trở thành Luật sư thì bạn phải có chứng chỉ hành nghề LS, hiện nay có rất nhiều nơi đào tạo và học phí thì cũng tạm chấp nhận đuợc. _ 2 năm còn lại nếu bạn sắp xếp đuợc thời gian và việc học thì bạn có thể xin vào các văn phòng công chứng or văn phòng luật sư để củng cố thêm kiến thức. _ Muốn học giỏi 1 môn luật nào đó, việc bạn truớc tiên là bạn phải nghiên cứu tới. những quy định trong luật, hiểu đuợc các nội dung trong luật quy định Ví dụ như Luật hôn nhân và gia đình phần điều kiện kết hôn của nam là từ đủ 20 tuổi nó khác đủ 20 tuổi. Còn có thời gian thì tìm thông tư nghị định có liên quan bạn đọc thêm hoặc các thuật ngữ pháp lý. _ Trong quá trình học, có những môn bạn thích có những môn bạn không thích và không thể bạn qua lo, đối phó với nó! Tuy không thích gì nó nhưng bạn nắm đuợc đối tuợng điều chỉnh và phạm vi điều chỉnh của nó để có ai đó hỏi bạn còn đuờng trả lời và rút lui chứ bạn học luật mà trả lời không biết hay trong quá trình học tôi không quan tâm tới thì bạn đã lãng phí đi học phí và thời gian làm sinh viên luật! Thân chào và quyết thắng! Chúc bạn thành công trên con đuờng học tập và làm việc

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TPCDUYENHAI vì bài viết hữu ích
    fdfdsfd (07/07/2017)
  • #457001   11/06/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Mình xin chia sẻ với bạn một số ý kiến dựa trên góc nhìn của mình nhé:

    1- Thông thường thì mỗi Luật sư cũng chỉ giỏi một, hoặc một số lĩnh vực thôi bạn à! Thế nên cứ yên tâm nhé! Rất ít, cực ít người có thể giỏi toàn diện.

    2- Lời khuyên của mình là hãy đi thực tập, hoặc nếu bạn có quen biết với người trong ngành, có thể xin hồ sơ thực tế về đọc, hoặc trực tiếp hơn là dự thính Tòa xử án. Tuy nhiên, dù thực hiện cách nào thì trước tiên bạn phải đọc văn bản để có cái nhìn tổng quát làm tiền vốn cách mạng đã, chứ chẳng biết gì mà làm thì cũng như đàn gảy tai trâu thôi, không vào được đâu.

    3- Đây là chuyện đương nhiên. Đây là nơi để bạn học nghề, chứ không đòi hỏi bạn phải giỏi toàn diện để lấy thành tích như hồi cấp 3. Song, dẫu sao thì vẫn phải đảm bảo qua môn nhé, nếu có thể thì cố giữ điểm ở mức trung bình khá trở lên để tổng điểm tích lũy không quá thấp, đẹp bằng và hồ sơ của bạn sau này. Chứ cá luôn nếu bạn để rớt môn thì không chỉ phải tốn thời gian, tiền bạc học lại mà chắc chắn bạn sẽ không thể chuyên tâm vào những gì mình thích được.

    4- Để làm được vậy, bạn chỉ cần chăm học và hoạt động, để hồ sơ đẹp lên, năng lực vững vàng, kỹ năng giỏi giang thì ra trường không lo thất nghiệp. Còn chuyện học Luật sư thì tùy định hướng của mỗi người, có người muốn học trước để giỏi lý thuyết rồi mới vào nghề, có người tích lũy vài năm kinh nghiệm rồi mới học. Bạn vẫn còn sớm để quyết định nên chưa cần vội, hãy tập trung nâng cao bản thân nhé!

    Thân.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truong_nhu vì bài viết hữu ích
    fdfdsfd (07/07/2017)
  • #457755   16/06/2017

    vuhien001
    vuhien001
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2012
    Tổng số bài viết (124)
    Số điểm: 5922
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 170 lần


    Chào bạn, đọc vấn đề của bạn thì mình cũng có một số điều chia sẻ như sau:

    1. Về việc học các ngành luật: thực tế là chẳng có ai giỏi hết tất cả các ngành luật, có thể có người biết nhiều hơn người khác, nhưng để nói rằng giỏi thì chắc chắn rằng không có ai.

    Thực tế, nếu xem phim hay đọc sách, báo, tài liệu, các bạn sẽ thấy ở Châu Âu (Anh, Pháp, Đức ...) hay bên Mỹ, luật sư chỉ chuyên một hoặc một vài lĩnh vực nhất định. Thậm chí, trong mảng hôn nhân có nơi còn phân chia ra: có luật sư chuyên kết hôn (hợp đồng hôn nhân), có luật sư chuyên ly hôn (phân chia tài sản).

    Do đó, việc bạn chỉ thích một vài môn, còn lại vài môn không thích, vài môn rất ghét là chuyện bình thường. Không có việc gì phải lo cả. Vấn đề bạn cần quan tâm là: với môn mà bạn nói rằng bạn "yêu thích" bạn có thật sự bỏ thời gian ra để nghiên cứu, tìm hiểu nó hay không.

    Mặt khác, với những ngành luật bạn không thích, thậm chí ghét, thì bạn cũng cần phải có một sự hiểu biết nhất định, chứ không phải bỏ mặc không quan tâm. Điều này là bởi hầu hết các ngành luật đều có sự liên quan lẫn nhau. Và có một gợi ý cho bạn, đó là hãy học thật tốt các môn nền tảng, đó là "lý luận nhà nước và pháp luật", "triết học".

    Có thể các bạn thấy hai môn này khá chán, nhưng chán cỡ nào thì cũng hãy nhét nó vào đầu, vì nó sẽ cung cấp cho bạn phương pháp luận khi giải quyết các vấn đề pháp lý. Học tốt hai môn này (hoặc ít nhất là môn lý luận) thì bạn mới có thể học tốt các môn luật.

    2. Để học giỏi một môn luật thì cần làm gì: đầu tiên là bạn cần phải thích môn đó, việc yêu thích này phải đủ lớn để bạn bỏ thời gian cho nó. Bạn không thể học giỏi một môn luật nếu như thay vì ngồi đọc sách nghiên cứu về nó, bạn lại đi chơi đá banh hay đánh DotA.

    Thứ hai, bạn cần phải có phương pháp nghiên cứu đúng. Đây là khi mà bạn sử dụng kiến thức của môn lý luận và môn triết: hai môn này  sẽ cung cấp cho bạn phương hướng để bạn nghiên cứu: văn bản luật này sẽ có những phần nào,;nội dung mỗi phần sẽ nói về việc gì; những phần nào trong văn bản là quan trọng, lý do tại sao lại quy định như vậy; nội dung này sẽ được hướng dẫn, quản lý bởi cơ quan nào khác ...

    khi nghiên cứu về môn học của mình, hãy tìm hiểu xem "bạn sẽ làm gì với nó" hay "người khác sẽ sử dụng quy định này như thế nào" hay "thực tế các vụ việc xảy ra đã vận dụng quy định này ra sao"...

    Những thông tin này bạn sẽ có thể tìm được rất nhiều trên mạng, trong các tài liệu, tạp chí; tuy nhiên, hãy lưu ý rằng cần phải đọc một cách chọn lọc.

    Học luật mà chỉ để luật trong giấy thì bạn sẽ  không thể nào hiểu được nó (và trong thực tế thì có thể bạn sẽ nghe từ "luật trời" - luật do người ở trên trời tạo ra, và chẳng thể nào áp dụng được. Đó là hệ quả của việc làm luật trên giấy.

    Bởi vậy, nếu muốn giỏi, bạn hãy tìm hiểu thực tế, chứ đừng chỉ chăm chăm vào sách giáo trình và văn bản luật.

    3. Về các môn luật mới xuất hiện: giống như ở trên, bạn có thể không tập trung nhiều vào nó (đủ qua là được), nhưng bạn vẫn cần phải biết, vì các môn luật đều có một sự liên quan nhất định với nhau. Đặc biệt là nếu bạn yêu thích môn dân sự, bạn sẽ phải tìm hiểu hầu hết tất cả các quy định pháp luật, bởi lẽ hầu hết tất cả các quy định pháp luật đều nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ dân sự/có liên quan đến quan hệ dân sự.

    4. Bạn muốn ra trường có thể đi làm liền: vậy thì việc bạn cần làm bây giờ là đi kiếm việc làm. Kinh nghiệm không phải là tất cả khi kiếm việc, nhưng nếu không có kinh nghiệm thì bạn khó có thể làm việc được (kể cả việc tay chân thì cũng cần phải có kinh nghiệm bạn mới có thể làm tốt được).

    Việc làm đương nhiên càng liên quan đến ngành học của bạn càng tốt. Vd như một số công ty luật có tuyển (vào mùa hè) sinh viên đi làm việc giao nhận hồ sơ (ra tòa, đăng ký QSDĐ, khai thuế ...), công việc này khá tốt cho sinh viên, để có thể có cơ hội tiếp xúc với thủ tục hành chính trong thực tế, tiếp xúc các vụ việc thực tế liên quan đến quy định mà bạn đọc được .
    (Tuy nhiên, việc này thường tuyển sinh viên năm ba, còn bạn là sinh viên năm hai thì có thể sẽ khó được nhận).

    5. Còn về lời khuyên thì nãy giờ đã nói nhiều rồi, giờ thì mình chỉ tóm lại một câu thôi "nếu bạn muốn làm luật sư tư vấn chứ không phải một "công nhân tư vấn" vậy thì bạn cần phải có kinh nghiệm, và có kiến thức thực tế - chứ không phải chỉ là sự hiểu biết thuần túy về văn bản".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn vuhien001 vì bài viết hữu ích
    fdfdsfd (07/07/2017)