Đừng nhầm lẫn giữa pháo hoa và pháo hoa nổ

Chủ đề   RSS   
  • #564142 30/11/2020

    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Đừng nhầm lẫn giữa pháo hoa và pháo hoa nổ

    Nghị định 137/2020/NĐ-CP (có hiệu lực kể từ 11/01/2021) về quản lý, sử dụng pháo. Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ. Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

    a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;
     
    Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;
     
    Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;
     
    b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
     
    Như vậy, pháo hoa gồm 2 loại pháo hoa thông thường và pháo hoa nổ (đây là pháo nổ sẽ bị cấm sử dụng).
     
    Nghị định này cho phép Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm.

    Không có gì là không thể.

     
    1681 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #564165   30/11/2020

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Các hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý và sử dụng pháo được quy định tại Điều 4 Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo, gồm:
     
    1. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.
     
    2. Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.
     
    như vậy, các hành vi sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép pháo hoa, pháo nổ đều là những hành vi bị cấm.
     
    theo đó, chế tài xử phạt như sau:
     
    - xử phạt hành chính: đối với hành vi vận chuyển pháo người này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:
     
    Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
     
    a) Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
     
    b) Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ;
     
    ...
     
    d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm.
     
    - truy cứu trách nhiệm hình sự: Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội gây rối trật tự công cộng:
     
    Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm...
     
    Báo quản trị |  
  • #564221   30/11/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Theo quy định trên thì mình thấy sự khác biệt là một bên có tạo ra tiếng nổ và một bên không có tạo ra tiếng nổ. Tuy nhiên, định nghĩa pháo hoa cũng có nêu là "tạo ra hiệu ứng âm thanh". Vậy tiếng nổ có phải là âm thanh không, và cách xác định âm thanh như thế nào không phải là tiếng nổ mình thấy vẫn chưa rõ rằng. Có lẽ sau này sẽ có nhiều tranh cãi khi xử lý vấn đề liên quan.

     
    Báo quản trị |