Xử phạt đối với trà xanh dởm - Minh họa
Trà xanh (chè xanh) là một sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam, tuy nhiên để trà xanh đến được tay người sử dụng và bảo đảm quyền lợi cho người sử dụng, pháp luật quản lý sản phẩm này như thế nào?
Tiêu chuẩn Quốc gia về trà xanh
Trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, có rất nhiều văn bản mang tên Tiêu chuẩn quốc gia… Đây là các quy định chung được các bộ, ngành công bố để làm yêu cầu chung cho các sản phẩm thuộc lĩnh vực họ quản lý, sau đó sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Hiện nay, tiêu chuẩn về sản phẩm trà xanh (chè xanh) được quy định tại Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 9740:2013, trong đó yêu cầu chung của sản phẩm này là:
- Khi được kiểm tra bằng mắt thường, chè phải sạch và không được chứa các chất ngoại lai.
- Khi phân tích cảm quan, chè không được có mùi khó chịu và phải có các đặc tính, ngoại hình, màu sắc và vị của chè xanh.
- Chè không được có bất kỳ chất phụ gia nào như chất tạo màu và chất tạo hương.
- Nước chè để đánh giá cảm quan có thể được chuẩn bị bằng phương pháp quy định trong TCVN 5086 (ISO 3103).
Xử phạt đối với người cung cấp các sản phẩm trà xanh dởm
Khi sản xuất các sản phẩm trà xanh, Khoản 1 Điều 6 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định:
“Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.”
Xử phạt những hành vi này, Điều 4, Nghị định 115/2018/NĐ-CP có các quy định xử phạt như:
- Sử dụng trà xanh không được kiểm tra, kiểm dịch theo quy định vào sản xuất:
=> Phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị sản phẩm
- Sử dụng trà xanh không hợp chỉ tiêu an toàn thực phẩm:
=> Phạt từ 20 – 40 triệu đồng
Để khắc phục hậu quả, người sản xuất còn phải buộc tiêu hủy nguyên liệu trà xanh.
Đây là những lưu ý quan trọng đối với người sản xuất sản phẩm trà xanh!
Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 21/01/2021 11:17:21 SA