Dùng lời lẽ sỉ vả, tẩy chay người khác trên MXH dẫn đến tự tử có thể phạt tù đến 7 năm

Chủ đề   RSS   
  • #530896 16/10/2019

    Limma

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/09/2019
    Tổng số bài viết (116)
    Số điểm: 1075
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 145 lần


    Dùng lời lẽ sỉ vả, tẩy chay người khác trên MXH dẫn đến tự tử có thể phạt tù đến 7 năm

    Hiện nay, việc đưa ra những lời bình luận tiêu cực trên mạng xã hội ví dụ như: mày là nỗi ô nhục mày nên chết đi; loại mày như vậy sống làm gì,… hay thường gọi phổ biến là  hành vi “Tẩy chay” người khác gây ra những hậu quả khó lường có thể khiến nạn nhân bị cô lập, trầm cảm lâu ngày, tự ti với bản thân, dẫn đến tự sát. Vậy, những hành vi mà những người này gây ra có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến cái chết của người khác thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Xử lý như thế nào thì mời các bạn theo dõi bài viết sau đây:

    Tùy vào mức độ tác động và ý thức của người thực hiện hành vi mà có thể người đó sẽ bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định như sau:

    1.  Về xử lý hành chính:

    - Với những người có hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác nếu chưa đến mức xử lý hình sự thì sẽ bị phạt hành chính. Phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng tùy vào mức độ thực hiện hành vi mà cơ quan điều tra thu thập.

    Căn cứ theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP.

    2. Về truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Nếu bạn dùng lời lẽ sỉ vả, tẩy chay người khác trên MXH thì bạn có thể có dấu hiệu cấu thành tội theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015,sửa đổi 2017 cụ thể như sau:

    *Bạn có thể bị truy tố về "Tội làm nhục người khác" quy định tại Điều 155 như sau:

    1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    b) Làm nạn nhân tự sát.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm”

    *Căn cứ Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 quy định về yếu tố cấu thành tội "Làm nhục người khác" được xác định như sau:

    Mặt   chủ quan:  là người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý, biết rõ hành vi của mình xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của người khác nhưng vẫn thực hiện hành vi phạm tội, với mục đích thực hiện hành vi là để chơi đùa cho vui,  để trả thù,…

    Chủ thể: là bất kì người nào có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Người dưới 16 tuổi không phải chịu. Căn cứ Điều 12 Luật Hình sự 2015.

    Mặt khách quan: Người phạm tội thể hiện hành vi dưới dạng lời nói hoặc hành động cụ thể.

    - Thể hiện bằng lời nói: có hành vi sỉ nhục, chửi bới người khác một cách thô bỉ, tục tĩu… nhằm vào nhân cách danh dự với tính chất hạ thấp nhân cách, danh dự của người bị hại, đồng thời làm cho người bị hại cảm thấy nhục nhã trước người khác.

    - Thể hiện bằng việc làm: có những hành vi bỉ ổi (có hoặc không kèm lời nói thô tục) với chính bản thân mình hoặc người bị hại trước đám đông để bêu rếu. Ngoài ra để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình

    Việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội kết hợp với các yếu tố khác như cường độ và thời gian kéo dài của hành vi;...để xác định tình tiết tăng nặng khi cấu thành tội.

    Hậu quả: hậu quả sảy ra không phải là yêu tố bắt buộc để cấu thành tội. Đối với tội này nếu người vi phạm có lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì đã cấu thành tội . Việc hành vi làm nhục người khác dẫn đến nạn nhận tự sát thì đó được coi là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự mà bạn phải chịu..

    Mặt khách thể: Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm trên danh dự nhân phẩm của người khác, thuộc đối tượng đều chỉnh Bộ luật hình sự và cần phải xử lý hình sự.

    *Bạn có thể bị truy tố về "Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát" quy định tại Điều 131 như sau:

    “1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;

    b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.

    2. Phạm tội làm 02 người trở lên tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

    *Căn cứ Điều 8 Bộ luật hình sự 2015 quy định về yếu tố cấu thành tội "Xúi giục hoặc giúp sức người khác tự sát" được xác định như sau:

    Mặt chủ quan: Người phạm tội phải có ý thức rằng hành vi của mình là xúi giục hoặc giúp người khác tự sát và mong muốn qua sự xúi giục hoặc giúp sức của mình, nạn nhân sẽ tự sát.

    Lưu ý: Nếu chỉ qua lời nói nhất thời hay sự giúp đỡ nhất thời, không xuất phát từ ý thức rằng lời nói hay hành vi của mình sẽ dẫn đến hậu quả tự sát hoặc tạo điều kiện để nạn nhân tự sát nhưng nạn nhân do bức xúc trước mà tự sát thì không thỏa mãn mặt chủ quan của tội phạm này.

    Chủ thể của tội phạm này là bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 12 Luật Hình sự 2015.

    Mặt khách thể: Hành vi nêu trên đã xâm phạm đến tình mạng của con người, thuộc đối tượng được pháp luật bảo vệ.

    Mặt khách quan: Nếu hành vi của bạn có một trong các dấu hiệu dưới đây thì cấu thành tội này:

    - Xúi giục người khác: là hành vi của một người có những lời nói nhằm kích động, dụ dỗ, khuyến khích người khác, thúc đẩy,….làm người khác dẫn đến tự sát.

    - Giúp người khác tự sát: là tạo điều kiện cần thiết về mặt vật chất hoặc tinh thần để người khác tự sát.

    Việc xác định ý thức thực hiện hành vi của con người trong việc xác định yếu tố tội phạm rất quan trọng. Trong trường hợp các bạn chỉ vô ý hay cố ý để lại những lời bình luận chế diễu, gây áp lực cho người khác, nhưng ý thức biết hậu quả sẽ xảy ra nhưng mặc để nó xảy ra thì vẫn cấu thành tội.

    Hậu quả: để cấu thành tội bắt buộc nạn nhân phải có hành vi tự sát (dù nạn nhân có chết hay không thì vẫn cấu thành tội). Đối với tội này không có xác định tội danh phạm tội chưa đạt, vì nếu có hành vi xúi giục, giúp người khác tự sát, nhưng nạn nhân không có hành vi tự sát thì vẫn không cấu thành tội.

    Vì vậy, khi bạn nào muốn để lại lời bình luận phản ánh một người nào đó trên mạng xã hội cũng cần có văn minh, bình luận với tư cách góp ý. Hạn chế để lại bình luận tiêu cực gây ảnh hưởng đến người khác.

    Bên cạnh đó, đối với mỗi bạn hoạt động trong môi trường mạng xã hội, thì cần phải trưởng thành vững vàng hơn, cần phải chuẩn bị tâm lý cho những sự kiện bất ngờ có thể xảy đến ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của mình. Tránh những hành vi tự gây thiệt hại đến bản thân.

    Cập nhật bởi Limma ngày 17/10/2019 04:43:06 CH
     
    9548 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Limma vì bài viết hữu ích
    admin (18/10/2019) ThanhLongLS (17/10/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận