Đừng "đóng khung" Luật sư khi tranh luận

Chủ đề   RSS   
  • #280011 08/08/2013

    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Đừng "đóng khung" Luật sư khi tranh luận

    Trong phiên tòa phúc thẩm vụ án "Giết người", "Chống người thi hành công vụ" xảy ra ở Tiên Lãng, Hải Phòng do Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội xét xử. Vụ án có nhiều vấn đề mà báo chí, cũng như dư luận quan tâm.
     
    Còn riêng tôi với tư cách là 1 luật sư thì quan tâm nhiều đến thông tin về việc Hội đồng xét xử đề nghị luật sư không được “chém gió”. Lý do khi tranh luận luật sư  Đoàn Hữu Bền liên tục vung tay. Thành viên Hội đồng xét xử  còn nói “Nếu ông cứ vung chân, vung tay sẽ không cho bào chữa nữa”.
     
    Khi nói đến tranh tụng tức là nói đến kỹ năng hùng biện của luật sư. Một luật sư giỏi là người có tài hùng biện và thực tiễn cho thấy kỹ năng hùng biện được xem là một trong các kỹ năng cơ bản của luật sư, đó chính là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên uy tín, danh tiếng của luật sư.
     
    Theo Wikipedia thì "Thuật hùng biện (tiếng Latin eloquentia) là nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng sao cho trôi chảy, sinh động, trang nhã và đầy sức thuyết phục, thể hiện sức mạnh biểu cảm được bộc lộ qua vẻ đẹp của ngôn ngữ, nhờ đó mà thu hút và thuyết phục người nghe."
     
    Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học xuất bản năm 2005 đã định nghĩa về hùng biện như sau : “ Hùng biện : Nói hay, nói giỏi, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục”.
     
    Khi bào chữa để thuyết phục được người nghe (Hội đồng xét xử, kiểm sát viên, ....) thì luật sư không những cần phải có lý lẽ chặt chẽ, sắc bén, tư duy logic và linh hoạt mà còn cần phải có những kỹ năng bổ trợ khác. Những kỹ năng bổ trợ đó là giọng nói và hình ảnh khi luật sư hùng biện để bào chữa cho thân chủ của mình. Về giọng nói thì phải có các yếu tố như: Chất giọng tốt, nói phải có ngữ điệu, chất giọng, tốc độ nói vừa phải, lúc nhanh, lúc chậm.. và về hình ảnh thì bao gồm những gì mà người khác nhìn thấy như: Điệu bộ, nét mặt, ánh mắt, tay... thông qua hình ảnh này tác động đến người nghe để truyền đạt thông tin hiệu quả nhất.
     
    Và nhìn ra thế giới thì chúng ta thấy rõ rằng các nhà hùng biện như Franklin D. Roosevelt, Winston Churchill, Joseph Stalin, Adolf Hitler,... và sau này có Fidel Castro, Bill Clinton... Ngoài kiến thức uyên bác, giọng nói tốt còn có cử chỉ, dáng điệu khi hùng biện thu hút hàng nghìn, hàng triệu người nghe. Trong đó không thể thiếu những động tác "vung tay" khi hùng biện.
     
    Và qua phim ảnh, sách báo chúng ta cũng nhìn thấy hình ảnh các luật sư ở các nước theo mô hình tranh tụng được quyền đi lại, vung tay, vung chân hoặc sử dụng nhiều điệu bộ khác nhau để trình bày, diễn đạt luận cứ bào chữa của mình để thuyết phục bồi thẩm đoàn. 
     
    Còn ở nước ta, hình ảnh luật sư tại Tòa đã ít, hình ảnh luật sư có tài hùng biện điếm trên đầu ngón tay như Luật sư Phan Trung Hoài, Luật sư Nguyễn Minh Tâm, ... Còn lại các luật sư cũng cố gắng thể hiện khả năng hùng biện của mình khi xuất hiện trong các phiên tòa. Nhưng đâu đó cũng có không ít luật sư chỉ biết đứng lên đọc bài bào chữa hoặc gửi bài bào chữa là xong. Thế thì làm gì có hùng biện.
     
    Và nay, với quyền điều khiển phiên tòa của mình, Hội đồng xét xử còn hạn chế luật sư không được "chém gió" khi bào chữa, thì đồng nghĩa với việc yêu cầu Luật sư "đứng nghiêm" khi bào chữa. Lúc này không biết đang hùng biện hay đang "chào cờ" để đọc bài cho Hội đồng xét xử nghe.
     
    Để nâng tầm chất lượng luật sư thì không thể thiếu việc nâng cao kỹ năng hùng biện cho họ, đặc biệt là các luật sư trẻ. Nếu tình trạng "đóng khung" khi luật sư bào chữa thì khó mà có luật sư giỏi. Lúc này nền tư pháp nước ta khó mà nâng cao chất lượng tranh tụng trong vụ án hình sự như mong muốn của Đảng, Nhà nước đang cải cách.
     
    Tác giả: Luật sư Nguyễn Đức Chánh
    Cập nhật bởi luatsuchanh ngày 08/08/2013 09:11:49 SA

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    8009 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #280025   08/08/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần


    Vừa rồi em có học khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư do Liên đoàn tổ chức cũng có Ls nêu ra vấn đề và vụ việc này bác Chánh ợ. Tuy nhiên, vấn đề cũng không được thảo luận sôi nổi lắm. Chốt lại vấn đề là "ý anh đưa ra rất tốt nhưng chúng tôi rất tiếc" vì cái này thuộc về Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và Ban chấp hành của liên đoàn làm việc với nhau. Đúng ra trong vụ này Luật sư Nguyễn Minh Tâm đứng giảng nhưng vì "sự kiện bất khả kháng" - thời tiết xấu các chuyến bay đều bị hủy nên Ls Tâm đã không có mặt và buổi hội thảo chữa cháy bằng Ls của địa phương.   

    Em đồng ý với bác, ngôn ngữ cơ thể cũng là 1 dạng ngôn ngữ (người câm không nói được họ dùng ngôn ngữ của cơ thể để người khác hiểu ý mình). Nghệ thuật hùng biện ngoài lời nói nếu kết hợp với ngôn ngữ cơ thể sẽ tăng thêm tính ảnh hưởng và sức thuyết phục. Em dự nhiều phiên tòa, đặc biệt là tòa hình sự khi những luật sư họ bào chữa ngoài lời nói trầm bổn lên xuống nếu có thêm ánh mắt, cơ mặt, tay "chém gió" ở mức độ vừa phải :) thì có sức lan tỏa, ảnh hưởng và thuyết phục hơn những luật sư chỉ cắm mặt vào tờ bào chữa đánh máy sẵn và giọng đều đều. Việc vung tay chém gió ở mức độ nào đó cũng thể hiện sự tự tin của luật sư trước phiên Tòa, trước Hội đồng xét xử.

    Riêng cái vụ hình sự bác nêu ra ở trên, em thấy nếu nặng lời thì nói thẳng ra là HĐXX mà cụ thể là chủ tọa "chấp nhặt" quá. Chắc là thấy LS cãi hăng quá, có sức ảnh hưởng quá nên phải "dìm hàng" chứ không lại ảnh hưởng đến kết quả xét xử. :|

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    luatsuchanh (08/08/2013) TRUTH (08/08/2013) minhhong85.vp (09/08/2013)
  • #280041   08/08/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Các anh chị cho anhminhnguyen hỏi một câu duy nhất khiến em quan tâm từ xưa đến nay thôi ạ:

    Tại một phiên tòa công khai bất kì (kể cả nó là phiên tòa công khai nhưng có sức nặng. có tầm ảnh hưởng, phiên tòa hành chính mà do đó thông tin rất là nhạy cảm đi chăng nữa), thì đương sự có được quay, ghi âm lén, sau đó dùng những thước phim, ghi âm đó để công bố ra bàn dân thiên hạ để ai đúng ai sai đã có người đời phán xử.

    Như thế liệu có vi phạm điều, khoản, điểm nào của văn bản quy phạm pháp luật không ạ (chứ đừng nói với em một câu là muốn quay ghi thì phải có sự cho phép của Chủ tọa phiên tòa, em nói ở đây là trong trường hợp nếu em không hỏi mà cứ âm thầm quay ghi lén lại rồi đến lúc tung nó lên youtube, sự đã rồi thì lúc đó số phận của thước phim đó và người tung nó lên mạng sẽ bị xử lý ra sao theo văn bản nào)? Em xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn anhminhnguyen vì bài viết hữu ích
    luatsuchanh (08/08/2013) TRUTH (08/08/2013)
  • #280061   08/08/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Câu hỏi của bạn anhminhnguyen rất hay.

    Hiện nay theo quy định thì cấm ghi âm, quay phim phiên tòa mà không có đồng ý của Chánh án và HĐXX. Còn nếu bị phát hiện thì chưa có chế tài xử phạt. 

    Hiện nay TANDTC đang lấy ý kiến về PHÁP LỆNH XỬ LÝ HÀNH CHÍNH CÁC HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN. Theo dự thảo Pháp lệnh tại Điều 18. Xử lý các hành vi vi phạm trật tự, nội quy phiên toà

    1. Cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

    e) Ghi âm, ghi hình tại phiên toà mà không được sự cho phép bằng văn bản của Chánh án Toà án nơi giải quyết vụ án hoặc thực hiện việc ghi âm, ghi hình không đúng theo hướng dẫn và sắp xếp vị trí của Toà án nơi giải quyết vụ án.

    2. Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này nếu có tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh này hoặc đã bị cảnh cáo, nhắc nhở về hành vi đó mà còn vi phạm trong cùng một phiên toà.

    3. Người có một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử lý bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 5 của Pháp lệnh này.

     

     

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    TRUTH (08/08/2013) anhminhnguyen (08/08/2013)
  • #280112   08/08/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Đúng là khả năng tranh luận và thuyết phục của người khác không chỉ thể hiện qua bài nói tốt, giọng nói hay mà còn qua cả điệu bộ, cử chỉ. Vì thế mới có cuốn "Body Language"

    Tòa án không cho luật sư có hành động quơ tay khi nói thật là bức bí quá mà.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    luatsuchanh (08/08/2013) duytambinh (09/08/2013)
  • #280114   08/08/2013

    anhminhnguyen
    anhminhnguyen
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2013
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 5135
    Cảm ơn: 179
    Được cảm ơn 65 lần


    Vâng em cảm ơn luật sư luatsuchanh về thông tin nêu trên!

    Như vậy, hiện nay chưa có chế tài đối với hành vi quay chụp nội dung tại tòa, nhất là hoạt động quay chụp lén khiến không dễ dàng phát hiện được. Các nội quy mà dán trên tòa án về việc phải được sự cho phép của Chủ tọa phiên tòa, theo em chỉ là quy định nội bộ và nó thiếu căn cứ pháp luật, chỉ có thể như một lời nhắc nhở mà thôi.

    Nếu muốn sửa đổi Pháp lệnh theo hướng cho thêm chế tài xử phạt đối với hoạt động quay chụp (công khai và lén) thì phải sửa đổi lại luật, để có căn cứ dẫn chiếu. Bởi vì quốc hội mới là cơ quan lập pháp, sau đó căn cứ vào luật thì mới có nghị định quy đinh chi tiết, thông tư hướng dẫn. Thế nên nếu tự dưng ban hành một cái Nghị định mà không căn cứ theo luật nào thì theo em cũng khồng được.

    Vì vậy, hiện nay vẫn có thể quay chụp tại tòa. Và nếu sợ bị chủ tọa "hỏi thăm" thì tốt nhất là quay ghi lén thôi. Nếu có chẳng may bị truy ra thì cũng chưa có chế tài gì (cái quy định phải có sự cho phép của Chủ tọa phiên tòa chỉ là quy định miệng, theo em là vậy)

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhminhnguyen vì bài viết hữu ích
    luatsuchanh (12/08/2013)
  • #280334   09/08/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào anhminhnguyen!

    Theo Điều 12 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì: "Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định những vấn đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật."

    Theo quy trình làm luật ở nước ta. Quan hệ xã hội nào chưa thật sự "cấp thiết" thì Quốc hội giao cho UBTVQH ban hành pháp lệnh trước, sau đó mới nâng lên thành luật.

    Còn sau khi có pháp lệnh thì Chính phủ ban hành Nghị định hướng dẫn và rồi Thông tư hướng dẫn cụ thể hơn về Nghị định....

    Cập nhật bởi luatsuchanh ngày 09/08/2013 04:23:44 CH

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsuchanh vì bài viết hữu ích
    duytambinh (09/08/2013)
  • #280378   09/08/2013

    duytambinh
    duytambinh
    Top 500
    Male
    Chồi

    Tiền Giang, Việt Nam
    Tham gia:13/07/2013
    Tổng số bài viết (146)
    Số điểm: 1310
    Cảm ơn: 596
    Được cảm ơn 49 lần


    em rất đồng tình với luật sư về vấn đề này, một người muốn biện luận suy nghĩ  của mình không nhất thiết phài dùng lời nói họ có thể sử dụng điệu bộ, tay, chân  hay bất cứ thừ gì để truyền đạt suy nghĩ của mình miễn là có kết quả tốt, chứ bắt người ta đứng yên như tượng làm sao được.

    Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn duytambinh vì bài viết hữu ích
    luatsuchanh (09/08/2013)
  • #280515   10/08/2013

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Mới phát hiện ra vào ngày 01/8/2013 trên báo pháp luật thành phố Hồ Chí Minh có bài viết "Luật sư vung tay tranh luận, được không?" được nhiều luật sư đồng nghiệp, TS Hưng và nhiều chuyên gia phân tích ở nhiều góc độ khác nhau. Mình cũng có góp vài ý kiến nho nhỏ

    Đừng “đóng khung” người tranh luận

    Trong lúc tranh luận không thể cứ cầm tờ giấy lên đọc một lèo xong bài bào chữa mà phải là hùng biện bao gồm lời nói kèm theo điệu bộ, cử chỉ. Đừng nên “đóng khung” người tranh luận khi họ đang hùng biện. Như vậy thì chẳng bao giờ có người hùng biện giỏi cả.

    Luật sư NGUYỄN ĐỨC CHÁNH

    Xem thêm tại: http://phapluattp.vn/20130801034731253p0c1063/luat-su-vung-tay-tranh-luan-duoc-khong.htm)

    Cập nhật bởi luatsuchanh ngày 11/08/2013 02:17:56 CH Cập nhật bởi luatsuchanh ngày 10/08/2013 10:06:22 CH

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #280927   13/08/2013

    conglysaigon
    conglysaigon

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bài viết của Bác Đinh Văn Quế trên báo Pháp luật Tp.Hồ Chí Minh:

    Văn hóa phiên tòa đang có nhiều tồn tại lớn

    Không phải đến phiên tòa phúc thẩm vụ án Đoàn Văn Vươn mới có chuyện luật sư vung tay khi tranh luận mà chuyện này đã có từ lâu, ở nhiều phiên tòa.

     

    Có phiên tòa luật sư vung tay, nhún vai hoặc có những cử chỉ để “hỗ trợ” cho lời nói của mình; có luật sư còn mang cả mô hình, máy chiếu đến phiên tòa để mô tả, nhằm chứng minh bị cáo không phạm tội hoặc nếu phạm tội thì phạm tội nhẹ hơn tội mà viện kiểm sát truy tố v.v...

    Vung tay khi nói, chẳng cứ gì đối với luật sư ở phiên tòa, mà trong các hội nghị nhiều diễn giả khi trình bày ý kiến của mình cũng vung tay. Có đại biểu cho rằng: khi nói mà không vung tay không chịu được!

    Hành động vung tay của luật sư tại phiên tòa có khi chỉ là thói quen nhưng cũng có trường hợp vì muốn thể hiện sự hùng biện khi bào chữa, tranh luận nên luật sư vung tay, nhún vai hoặc có những hành động khác biểu cảm cho lời nói của mình. Ở nhiều nước, luật sư không chỉ vung tay khi nói mà còn được phép đi lại trong phòng xử án.

    Ở nước ta không chấp nhận cho luật sư đi lại trong phòng xử án nhưng cũng không có quy định nào cấm luật sư vung tay khi nói. Khi vung tay, có luật sư rất tôn trọng hội đồng xét xử và những người dự phiên tòa, lời nói và hành động chừng mực. Tuy nhiên, cũng có luật sư nói gay gắt, cử chỉ phản cảm, thiếu tôn trọng hội đồng xét xử và những người dự tòa và chủ tọa nhắc nhở là cần thiết nhưng không nên coi việc vung tay của luật sư là “chém gió” rồi đe nẹt. Cũng cần phân biệt, nếu việc vung tay của luật sư có biểu hiện không tôn trọng hội đồng xét xử và những người dự phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa mới có quyền nhắc nhở, thậm chí áp dụng những biện pháp cần thiết để ngăn chặn hành vi thiếu tôn trọng đó. Còn việc vung tay của luật sư chỉ là sự biểu cảm, mô tả lời nói thể hiện sự hùng biện hoặc đó chỉ là thói quen thì không nên coi là vi phạm nội quy phiên tòa.

    Về phía cơ quan tố tụng, không phải phiên tòa nào hội đồng xét xử, kiểm sát viên đều có thái độ nghiêm túc, ứng xử chừng mực. Thực tế không ít phiên tòa hội đồng xét xử, kiểm sát viên cũng có những lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa, không tôn trọng những người khác như đập bàn, ngủ gật, nghe điện thoại, chơi game, ngồi gác chân lên ghế… Khi bị cáo trình bày loanh quanh, chủ tọa quát: “Câm ngay”; có phiên tòa phúc thẩm, bị cáo kêu oan, vị thẩm phán bật dậy gắt: “Chứng cứ rành rành thế này mà còn cãi, về chỗ đi, loanh quanh chối tội...”; có vụ vừa mở phiên tòa thẩm phán đã “giáo dục” bị cáo: “Chứng cứ rõ ràng rồi, kháng cáo cũng vậy thôi”. Có hội thẩm lớn giọng: “Bị cáo là người vô nhân đạo, nhận tiền của người ta thì phải đi bán dâm chứ, ai nhận tiền rồi lại chạy, làm ăn như thế là mất uy tín...”; có vị hỏi bị cáo: “Khi tham gia gây rối có đem theo dao không; đem theo dao sao không đâm”; “trước khi đi ăn trộm sao không ghé nhà ông ngoại mà lại ghé nhà ông nội”…

    Về phía luật sư cũng vậy, trong phần xét hỏi luật sư vắng mặt, bị cáo nhân tội; đến phần tranh luận vị luật sư này mới có mặt và chẳng cần biết diễn biến trước đó như thế nào, cứ thao thao bất tuyệt: “Tôi thề danh dự với hội đồng xét xử là thân chủ của tôi không phạm tội”; có trường hợp luật sư bảo vệ người bị hại bị vợ tạt acid vào “của quý” đã nói: “Đổ đâu không đổ, đổ vào... của người ta thì còn làm ăn gì nữa”; khi chứng minh thân chủ không phạm tội, luật sư đổ lỗi cho người bị hại: “Bị hại rách màng trinh... không ngoại trừ lý do cô ta dùng tay đưa... của bị cáo vào...”.

    Có thể nói văn hóa phiên tòa ở nước ta đang là vấn đề tồn tại lớn nhất hiện nay, trong đó hình thức phiên tòa, sử dụng tiếng Việt, cách xưng hô, ứng xử của những người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng… cần mổ xẻ thấu đáo để có quy chuẩn chung để áp dụng.

     

     
    Báo quản trị |