Đưa hình ảnh, clip người vi phạm lên mạng là trái luật

Chủ đề   RSS   
  • #573804 22/07/2021

    jacktran159
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2021
    Tổng số bài viết (248)
    Số điểm: 5148
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 238 lần


    Đưa hình ảnh, clip người vi phạm lên mạng là trái luật

    Đưa hình ảnh người vi phạm lên MXH là trái luật

    Đưa hình ảnh người vi phạm lên MXH là trái luật - Minh họa

    Người thực thi công vụ không được tùy tiện đưa hình ảnh, clip người vi phạm về phòng chống dịch COVID-19 lên mạng xã hội vì đó là hành vi trái pháp luật.

    Thời gian qua, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp; các ngành, các cấp phải dốc toàn lực để phòng chống dịch; nhiều cơ quan, cán bộ phải túc trực, tuần tra ngày đêm để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện giãn cách xã hội.

    Những clip gây “bão” khiến nạn nhân “nổi tiếng”

    Tuy nhiên, trong quá trình thực thi công vụ, nhiều hình ảnh, clip do người thực thi công vụ ghi lại đã bị phát tán lên mạng xã hội (MXH), gây ảnh hưởng không nhỏ đến người trong cuộc, nhất là người vi phạm phòng chống dịch được ghi trong clip.

    Chẳng hạn như vụ một cô gái ăn mặc “thiếu vải”, không mang khẩu trang ngồi trước cổng hóng gió trong đêm bị phát hiện và nhắc nhở.

    Hay như hai bạn trẻ ở Long An khóc lóc, van xin cán bộ thông chốt để kịp “cấp cứu con mèo đang nguy kịch” nằm trên tay.

    Và nổi đình nổi đám nhất là clip về anh công nhân ở Khánh Hòa bị cán bộ giữ giấy tờ xe vì cho rằng anh đi mua bánh mì trong khi bánh mì không phải là thực phẩm thiết yếu…

    Những trường hợp trên đều được quay lại và không biết vì sao sau đó đã bị tung lên MXH, khiến cả làng cả nước đều biết rõ về người vi phạm.

    Một trong những người xuất hiện trong video đã phải lên tiếng than van vì họ đã phải hứng chịu nhiều chỉ trích thậm tệ từ dư luận.

    Trong những tình huống này, những nạn nhân nói trên nếu có tâm lý vững vàng thì sẽ nguôi ngoai. Tuy nhiên, nếu là người nhạy cảm, dễ bị tổn thương, có khả năng họ sẽ bị sang chấn tâm lý, thậm chí có thể dẫn đến suy nghĩ, hành động tiêu cực khó lường.

    Quyền nhân thân được pháp luật bảo hộ

    “Theo quy định của pháp luật hiện hành, việc tự ý sử dụng hình ảnh của người khác đưa lên MXH khi chưa được sự đồng ý, cho phép của người đó là vi phạm quyền nhân thân của cá nhân” – PGS-TS Lê Minh Hùng, Trưởng bộ môn Luật dân sự, Khoa luật dân sự Trường ĐH Luật TP.HCM nhận định.

    Theo PGS-TS Minh Hùng, trường hợp cần sử dụng, công bố công khai hình ảnh của cá nhân nhằm mục đích giáo dục, răn đe, cảnh báo, bảo vệ trật tự công cộng, phòng ngừa việc gây ra các tội phạm nguy hiểm cho xã hội chỉ được thực hiện khi có căn cứ và phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn do hiến pháp và các đạo luật liên quan quy định.

    Việc đưa hình ảnh của người khác trái với ý muốn của cá nhân, không được cá nhân (người có quyền quyết định thay trong trường hợp cá nhân chết, cá nhân là người chưa thành niên…) được coi là hành vi trái pháp luật, vi hiến, vi phạm nghiêm trọng quyền con người, quyền nhân thân của cá nhân.

    Theo đó, quyền con người được hiến pháp, BLDS và các đạo luật liên quan thừa nhận, bảo vệ và bảo đảm thực hiện.

    Theo Hiến pháp năm 2013, quyền bất khả xâm phạm về danh dự, uy tín (khoản 1 Điều 20), về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình (khoản 1 Điều 21).

    Điều 34 BLDS năm 2015 nêu rõ cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình, có quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.

    Khoản 1, 2 Điều 38 BLDS năm 2015 nêu rõ cá nhân có quyền về đời sống riêng tư. Bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

    Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.

    Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    Ngoài ra, một nguyên tắc quan trọng được khẳng định rõ trong BLDS đó là: “Ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền dân sự được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo hiến pháp và pháp luật được nêu rõ tại khoản 1 Điều 2.”

    “Khoản 2 Điều 2 quy định: Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng” – PGS-TS Lê Minh Hùng nói.

    Như vậy, những cá nhân, tổ chức tự ý đưa những hình ảnh, clip như đã nói trên lên MXH rõ ràng là vi phạm pháp luật.

    Nếu việc phát tán này do người thừa hành công vụ thực hiện thì càng đáng trách vì đó là hành vi trái pháp luật.

    Sẽ bị chế tài nếu vi phạm

    Khi công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, nhiều người có thể kiếm được tiền từ những kênh YouTube hay fanpage.

    Từ đó dẫn đến việc nhiều YouTuber, hot Facebooker đã cố tình đưa lên MXH những hình ảnh, video mà bỏ qua uy tín, danh dự và quyền riêng tư của người khác.

    PGS-TS Lê Minh Hùng đánh giá:

    “Nếu việc sử dụng hình ảnh vi phạm quy định được nêu tại hiến pháp và BLDS thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo khoản 3 Điều 32 BLDS năm 2015.

    Bên cạnh đó, cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại theo khoản 5 Điều 34 BLDS năm 2015”.

    Theo khoản 3 Điều 34 BLDS năm 2015, người bị xâm phạm có quyền yêu cầu người vi phạm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người vi phạm chấm dứt vi phạm, tháo gỡ hình ảnh và xóa bỏ thông tin vi phạm khỏi MXH, đồng thời phải xin lỗi, cải chính công khai theo quy định của pháp luật.

    Người bị xâm phạm có quyền đòi bồi thường thiệt hại nếu việc công bố trái pháp luật hình ảnh, thông tin cá nhân gây ra thiệt hại cho người bị xâm phạm.

    Về mặt dân sự, người có quyền và lợi ích bị xâm phạm được yêu cầu người gây thiệt hại bồi thường theo quy định chung của pháp luật dân sự.

    Theo Điều 592 BLDS năm 2015 thì các thiệt hại được bồi thường khi danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần theo thỏa thuận.

    Nếu không thỏa thuận được thì buộc bồi thường một khoản tiền “không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định” để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

    Nếu hành vi gây thiệt hại là do người có thẩm quyền gây ra trong khi thi hành công vụ thì sẽ xem xét bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

    Sau khi Nhà nước bồi thường cho người bị thiệt hại thì có thể buộc người trực tiếp gây thiệt hại hoàn trả.

    Trường hợp hành vi của những người trực tiếp gây thiệt hại còn vi phạm các quy định của pháp luật hành chính, hình sự thì tùy mức độ, hậu quả pháp lý để buộc họ phải gánh chịu những chế tài thích hợp với các luật liên quan.

    Cán bộ không được đưa clip người vi phạm lên mạng xã hội

    “Trong quá trình giám sát, xử lý với các trường hợp vi phạm, lực lượng chức năng có thể quay, chụp lại các trường hợp sai phạm làm bằng chứng để xử lý vi phạm.

    Tuy nhiên, người thi hành công vụ tuyệt đối không để lọt những video, hình ảnh này ra ngoài. Đặc biệt, người thừa hành công vụ không được tự tiện phát tán lên các kênh thông tin MXH gây ảnh hưởng đến người khác.

    Bởi việc đưa hình ảnh của người khác trái với ý muốn cá nhân được coi là hành vi trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng quyền con người.

    Dịch COVID-19 ngày càng diễn biến phức tạp, các cán bộ chịu rất nhiều áp lực cả về thể lực và trí lực.

    Do đó, mỗi người dân cần ý thức hơn, thông cảm hơn với lực lượng chức năng trong việc thực hiện chỉ thị. Mỗi cán bộ cũng cần hoàn thiện mình, ứng xử hài hòa với người dân để tất cả đoàn kết cùng chống dịch hiệu quả.”

    PGS-TS LÊ MINH HÙNG, Trưởng bộ môn Luật dân sự, Khoa luật dân sự Trường ĐH Luật TP.HCM

    Cù Hiền

    Nguồn: PLO

     

    Trong quá trình làm việc, chắc chắn ai cũng sẽ có lúc rơi vào tình huống lương chưa về mà ví đã cạn, khi đó “tạm ứng tiền lương” sẽ là một cứu cánh để chúng ta tránh phải vay mượn, nợ nần. Dưới góc nhìn của Pháp luật về Lao động, bạn cần lưu ý những gì trước khi muốn “tạm ứng tiền lương”?

    Về điều kiện tạm ứng

    Trước hết, để được tạm ứng tiền lương thì NLĐ phải đáp ứng hai điều kiện tối thiểu sau:

    (1) Nếu hợp đồng làm việc kéo dài nhiều tháng thì tạm ứng tiền lương là quyền của NLĐ (Khoản 3 Điều 97 BLLĐ)

    (2) Nếu HĐLĐ chỉ có thời hạn 1 tháng thì cần có sự thỏa thuận với người sử dụng lao động (Khoản 1 Điều 101 BLLĐ)

    Về điều kiện chi tiết, vẫn cần có sự thỏa thuận thống nhất giữa NLĐ và NSDLĐ, điều kiện này có thể được ghi trong nội quy hoặc ghi trực tiếp vào hợp đồng.     

    Về mức tạm ứng

    Về cơ bản, Khoản 3 Điều 97 BLLĐ quy định phần tiền tạm ứng tương ứng với khối lượng công việc đã làm trong tháng, tuy nhiên vì bản chất của việc tạm ứng là thỏa thuận nên NLĐ có thể thuyết phục NSDLĐ để họ đồng ý tăng mức tiền lương tạm ứng.

    Những trường hợp bạn đương nhiên có quyền được tạm ứng

    (1) Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.

    Nghĩa vụ này được hiểu là nghĩa vụ bắt buộc mà công dân phải thực hiện theo quy định của Nhà nước và trong thời gian thực hiện nghĩa vụ này, họ không thể tiếp tục làm việc, tuy nhiên sẽ không bao gồm thời gian thi hành án phạt tù, bởi đó sẽ là căn cứ chấm dứt HĐLĐ theo Khoản 4 Điều 34 BLLĐ 2019.

    Ngoài ra, người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.

    (2) Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

    Điều này có nghĩa, khi sử dụng ngày phép năm của mình, bạn có quyền nhận ngay số tiền lương tương ứng với những ngày nghỉ (tất nhiên khi nhận số tiền đó rồi thì đến kỳ nhận lương NSDLĐ sẽ trừ khoản tiền đã nhận)

    (3) NLĐ được tạm ứng 50% tiền lương trong khoảng thời gian tạm đình chỉ trước khi bị tạm đình chỉ công việc. (Điều 128 BLLĐ)

    Tạm đình chỉ công việc là quyền của NSDLĐ khi NLĐ vi phạm kỷ luật lao động với những tình tiết phúc tạp và xét thấy nếu để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.

    Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động đang bị xem xét tạm đình chỉ công việc là thành viên.

    Hết thời gian tạm đình chỉ, nếu NLĐ không bị xử lý kỷ luật thì được nhận nốt cho đủ toàn bộ lương của thời gian bị tạm đình chỉ, nếu NLĐ bị xử lý kỷ luật thì không phải trả lại khoản tạm ứng đã nhận.

    Cập nhật bởi jacktran159 ngày 22/07/2021 03:08:39 CH
     
    1228 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jacktran159 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/07/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận