Đùa giỡn bắn súng hơi thể thao vào bạn, gây thương tích nặng bị xử phạt thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #611113 02/05/2024

    motchutmoingay24
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2024
    Tổng số bài viết (1129)
    Số điểm: 20288
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 451 lần


    Đùa giỡn bắn súng hơi thể thao vào bạn, gây thương tích nặng bị xử phạt thế nào?

    Bài viết này đề cập đến súng hơi thể thao (airsoft), loại súng đang được bán tràn lan trên mạng hiện nay. Vậy súng hơi thể thao là gì? Đùa giỡn bắn súng hơi vào bạn, gây thương tích nặng bị xử phạt thế nào?

    (1) Súng hơi thể thao là gì? Ai được sử vũ khí thể thao

    Theo khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định:

    Vũ khí thể thao là vũ khí được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, được sử dụng để luyện tập, thi đấu thể thao, bao gồm:

    - Súng trường hơi, súng trường bắn đạn nổ, súng ngắn hơi, súng ngắn bắn đạn nổ, súng thể thao bắn đạn sơn, súng bắn đĩa bay và đạn sử dụng cho các loại súng này;

    - Vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.

    Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định đối tượng được trang bị vũ khí thể thao gồm có:

    - Quân đội nhân dân;

    - Dân quân tự vệ;

    - Công an nhân dân;

    - Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

    - Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh;

    - Cơ quan, tổ chức khác được thành lập, cấp phép hoạt động trong luyện tập, thi đấu thể thao.

    Như vậy, súng hơi thể thao là loại súng chỉ được cấp cho một số đối tượng tại khoản 1 Điều 24 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

    Những người không thuộc đối tượng được trang bị vũ khí thể thao theo phạm vi quản lý của Bộ Quốc Phòng nêu trên thì phải có Giấy phép trang bị vũ khí thể thao theo các thủ tục trang bị vũ khí thể thao theo quy định tại Điều 25 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017.

    Tuy nhiên hiện nay, với một vài từ khóa đơn giản, không khó để tìm ra nhiều trang web bán các loại súng hơi thể thao (airsoft) cùng nhiều công cụ hỗ trợ khác mà người không có giấy phép cũng có thể mua được. Theo người bán, người mua thể sử dụng chúng để "tự vệ".

    Không ít bạn trẻ mua súng hơi phần vì tò mò, phần vì để cho “oai” và “phòng thân” tuy nhiên, đằng sau những vũ khí có tính sát thương, gây nguy hiểm cho con người là những nguy cơ phạm tội tiềm ẩn.

    Người mua bán và người sử dụng vũ khí thể thao mà không có giấy phép hoặc không thuộc đối tượng được trang bị vũ khí thể thao là hành vi vi phạm pháp luật.

    (2) Đùa giỡn bắn súng hơi vào bạn, gây thương tích nặng bị xử phạt thế nào?

    Súng hơi thể thao với tính chất là một loại vũ khí có khả năng gây sát thương, nguy hại cho tính mạng, sức khỏe con người, nó tiềm ẩn nguy cơ rủi ro, hoặc cũng có thể vô tình hoặc hữu ý trở thành phương tiện phạm tội. .

    Người có hành vi sử dụng súng hơi thể thao tùy vào tính chất, mức độ của hành vi mà có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Về xử lý hành chính:

    Hành vi sử dụng súng hơi có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm h khoản 3 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP "sử dụng vũ khí mà không có giấy phép". Theo đó, mức phạt tiền đối với hành vi này là từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, đồng thời sẽ bị tịch thu vũ khí.

    Về truy cứu trách nhiệm hình sự:

    Theo Điều 306 Bộ Luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định:

    Người có hành vi chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao đã bị xử phạt hành chính mà còn tái phạm thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Phạm tội trên mà thuộc các trường hợp sau đây sẽ bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    - Có tổ chức;

    - Có 11 đơn vị súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, công cụ hỗ trợ hoặc vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng trở lên;

    - Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    - Làm chết 01 người trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên với tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

    - Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    - Gây thiệt hại về tài sản 100.000.000 đồng trở lên;

    - Tái phạm nguy hiểm.

    Ngoài ra còn bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

    Bên cạnh đó, nếu sử dụng súng hơi thể thao mà gây tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Giết người” theo Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc tội “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

    Việc mua, bán, sử dụng súng hơi thể thao hiện nay khá phức tạp, đa phần là mua bán trên mạng và không rõ danh tính người bán. Nhiều người mua ngoài mục đích “tự vệ” còn có mục đích phạm tội.

    Do đó, tuyệt đối không mua, bán, sở hữu vũ khí thể thao, không sử dụng súng hơi để đùa giỡn bắn vào người khác vì đó là hành vi vi phạm pháp luật, nếu sau đó có dẫn đến các hành vi gây thương tích, gây chết người thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các tội danh trên.

     
    1275 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận