Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn BLDS về nguyên tắc, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #574459 06/08/2021

    jacktran159
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2021
    Tổng số bài viết (248)
    Số điểm: 5148
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 238 lần


    Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn BLDS về nguyên tắc, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    Hướng dẫn quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Minh họa

    Hướng dẫn quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng - Minh họa

    Tòa án nhân dân tối cao đang dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Đáng chú ý trong Dự thảo này là các quy định về nguyên tắc bồi thường, năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Cụ thể, dự thảo đề xuất nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự như sau:

    Khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, tòa án phải thực hiện đúng nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự; phải tôn trọng sự thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường, nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì khi giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cần chú ý:

    - Để xác định thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời, có nghĩa là khi có yêu cầu giải quyết bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải căn cứ vào các điều luật tương ứng của Bộ luật Dân sự quy định trong trường hợp cụ thể đó thiệt hại bao gồm những khoản nào và thiệt hại đã xảy ra là bao nhiêu, mức độ lỗi của các bên để buộc người gây thiệt hại phải bồi thường các khoản tương xứng;

    - Để thiệt hại có thể được bồi thường kịp thời, tòa án phải giải quyết nhanh chóng yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp cần thiết, có thể áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật tố tụng để giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự;

    - Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ có thể được giảm mức bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau đây: Không có lỗi hoặc có lỗi vô ý mà gây thiệt hại; thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình;

    Thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình, là người phải bồi thường chỉ có khả năng bồi thường tối đa 1/2 thiệt hại tính bằng tiền;

    - Mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với thực tế, có nghĩa là do có sự thay đổi về tình hình kinh tế, xã hội, sự biến động về giá cả mà mức bồi thường đang được thực hiện không còn phù hợp trong điều kiện đó hoặc do có sự thay đổi về tình trạng thương tật, khả năng lao động của người bị thiệt hại cho nên mức bồi thường thiệt hại không còn phù hợp với sự thay đổi đó hoặc do có sự thay đổi về khả năng kinh tế của người gây thiệt hại...

    - Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại là trường hợp người bị thiệt hại có lỗi một phần trong việc gây thiệt hại cho chính mình thì không được bồi thường đối với phần lỗi của mình gây ra

    - Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường phần thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình, có nghĩa là trường hợp người bị thiệt hại có thể biết, nhìn thấy trước và có đủ điều kiện để ngăn chặn, hạn chế được thiệt hại xảy ra nhưng đã để mặc thiệt hại xảy ra.

    Về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân quy định tại Điều 586 BLDS, dự thảo đề xuất quy định:

    - Khi thực hiện quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, cần phải chú ý xác định đúng tư cách đương sự trong từng trường hợp; cụ thể như sau:

    a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 586 Bộ luật Dân sự thì người gây thiệt hại là bị đơn dân sự, trừ khi họ mất năng lực hành vi dân sự;

    b) Trường hợp quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự thì cha, mẹ của người gây thiệt hại là bị đơn dân sự;

    c) Trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 586 Bộ luật Dân sự thì người gây thiệt hại là bị đơn dân sự và cha, mẹ của người gây thiệt hại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

    d) Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự thì cá nhân, tổ chức giám hộ là bị đơn dân sự.

    - Việc quyết định về bồi thường (lấy tài sản để bồi thường) phải cụ thể và theo đúng quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự.

    - Việc xác định tuổi của cá nhân trong trường hợp người chưa thành niên mà giấy khai sinh chỉ có năm sinh không có ngày tháng sinh được thực hiện tương tự với việc xác định tuổi của người bị buộc tội, bị hại trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch 06/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH ngày 21-12-2018 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về phối hợp thực hiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi.

    Xem chi tiết dự thảo tại file đính kèm.

     
    1783 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn jacktran159 vì bài viết hữu ích
    thoanghang (06/08/2021) ThanhLongLS (06/08/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận