Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đề xuất mức thay đổi lương hưu hàng tháng

Chủ đề   RSS   
  • #612378 05/06/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    Dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) đề xuất mức thay đổi lương hưu hàng tháng

    Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội  sửa đổi đang nhận được nhiều sự quan tâm từ người dân, trong đó việc đề xuất mức thay đổi lương hưu hàng tháng trở thành điểm chú ý của dự thảo.

    Lương hưu là khoản tiền người lao động được nhận sau khi nghỉ hưu, nhằm đảm bảo đời sống khi không còn khả năng lao động. 

    Trong thời gian qua, mức lương hưu ở Việt Nam đã nhiều lần được điều chỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân

    Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi lần này đưa ra những đề xuất mới về mức thay đổi lương hưu hàng tháng, hướng tới mục tiêu cải thiện chất lượng cuộc sống của người hưu trí.

     

    (1) Điều kiện hưởng lương hưu

    Căn cứ theo Điều 68 của dự thảo, điều kiện hưởng lương hưu được đề cập như sau:

    Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, g, h, i, k, l, m, n khoản 1 và khoản 2 Điều 3 của dự thảo, khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động.

    - Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.

    - Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại khoản 2 Điều 169 của  Bộ luật Lao động có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò theo quy định của Chính phủ.

    - Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

    Đối tượng quy định tại các điểm d, đ và e khoản 1 Điều 3 của dự thảo nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác.

    - Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 15 năm trở lên khi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021.

    - Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao

    Điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với trường hợp không xác định được ngày, tháng sinh hoặc mất hồ sơ và các trường hợp đặc biệt khác theo quy định của Chính phủ.

    Như vậy, so với Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì dự thảo mới đã đề xuất số năm đóng bảo hiểm BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hằng tháng từ 20 năm xuống 15 năm áp dụng trong một số trường hợp nhất định 

    Xem cập nhật Dự thảo mới nhất tại: Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi

    (2) Dự thảo Luật BHXH sửa đổi đề xuất mức thay đổi lương hưu hàng tháng

    Trong trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu như đã đề cập ở trên thì mức lương hưu nhận được hàng tháng được quy định theo Điều 70 của dự thảo Luật BHXH sửa đổi.

    - Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 68 của dự thảo được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 76 của dự thảo tương ứng với 20 năm đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động nam và 15 năm đóng bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

    + Trường hợp lao động nam đủ điều kiện quy định tại Điều 68 của dự thảo Luật BHXH sửa đổi có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu là 2,25%.

    + Trường hợp người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam dưới 15 năm thì thời gian này được tính tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu là 2,25% cho mỗi năm đóng.

    - Mức lương hưu hằng tháng của đối tượng đủ điều kiện quy định tại Điều 69 của dự thảo được tính như quy định tại khoản 1 Điều 70, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

    Trường hợp thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng thì giảm 1%.

    Như vậy, so với Luật BHXH năm 2014, dự thảo đã đề xuất một số điểm mới về mức lương hưu hàng tháng như trường hợp lao động nam đủ điều kiện có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm thì mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu là 2,25%.

    Bên cạnh đó, dự thảo đã đề xuất thêm trường thời gian nghỉ hưu trước tuổi dưới 06 tháng thì sẽ không giảm tỷ lệ phần trăm lương hưu.

    (3) Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu

    Ngoài mức lương nghỉ hưu hàng tháng, dự thảo cũng đã đề xuất trợ cấp một lần khi nghỉ hưu. Cụ thể theo Điều 71 của dự thảo đề cập như sau:

    - Người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn 35 năm đối với lao động nam, 30 năm đối với lao động nữ thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.

    - Mức hưởng trợ cấp một lần cho mỗi năm đóng cao hơn được tính như sau:

    + Bằng 0,5 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.

    + Bằng 2 lần của mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội kể từ sau thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật đến thời điểm nghỉ hưu.

    Tóm lại, so với Luật BHXH năm 2014, dự thảo Luật BHXH sửa đổi có sự thay đổi về số năm đóng BHXH tối thiểu giảm từ 20 năm xuống 15 năm để có thể hưởng lương hưu và đổi mới về mức lương hưu hàng tháng.

    Ngoài mức lương hưu hàng tháng, người lao động còn có thể nhận được mức trợ cấp một lần theo đề xuất tại dự thảo.

    Xem cập nhật Dự thảo mới nhất tại: Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi

     
    1997 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận