Học phí năm học 2021-2022 - Ảnh minh họa
Trong giai đoạn 2015-2021, cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập thi hành theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Kết thúc năm học 2020-2021, việc ban hành một quy định mới về những nội dung này là hết sức cần thiết.
Mới đây Bộ GDĐT đã trình Chính phủ Dự thảo Nghị định thay thế cho Nghị định 86/2015/NĐ-CP. Nổi bật trong đó là Khung học phí giáo dục mầm non, phổ thông (cùng với các cấp, các hình thức đào tạo khác) trong năm học 2021-2022 và bổ sung những đối tượng được miễn học phí theo lộ trình.
Cụ thể, Khung học phí giáo dục mầm non, phổ thông năm học 2021-2022 tại Khoản 2 Điều 9 Dự thảo như sau:
(i) Khung học phí (mức sàn – mức trần) đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông chưa tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc đảm bảo chi thường xuyên nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước như sau:
Vùng
|
Năm học 2021-2022
Khung học phí giáo dục mầm non, phổ thông
|
Mầm non
|
Tiểu học
|
THCS
|
THPT
|
Thành thị
|
300-540
|
300-540
|
300-650
|
300-650
|
Nông thôn
|
100-220
|
100-220
|
100-270
|
200-330
|
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi
|
50-110
|
50-110
|
50-170
|
100-220
|
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc sắp xếp, phân loại các vùng trên địa bàn để cơ sở giáo dục áp dụng mức thu học phí theo vùng của đơn vị.
(ii) Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và đạt kiểm định chất lượng trong nước hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư nhưng chưa đạt kiểm định chất lượng trong nước: Tối đa bằng 2 lần mức trần học phí tại mục (i);
(iii) Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đạt kiểm định chất lượng trong nước: Tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí tại mục (i);
Khung học phí này đã có sự thay đổi lớn cả về mức học phí cũng như đối tượng điều chỉnh, so với khung học phí mầm non, phổ thông tại Điều 4 Nghị định 86:
Đơn vị: 1.000 đồng/tháng/học sinh
Vùng
|
Năm học 2015 - 2016
|
1. Thành thị
|
Từ 60 đến 300
|
2. Nông thôn
|
Từ 30 đến 120
|
3. Miền núi
|
Từ 8 đến 60
|
Giải thích cho mức tăng này, Bộ đưa ra kết quả khảo sát, nghiên cứu mức học phí của các địa phương, mức học phí hằng năm tăng khoảng 5%-7%: Khung học phí từ năm học 2015-2016 tịnh tiến đến năm học 2020-2021 như sau:
Vùng
|
Học phí năm học 2020-2021
(nghìn đồng)
|
Thành thị
|
Từ 270 đến 500
|
Nông thôn
|
Từ 90 đến 200
|
Miền núi
|
Từ 45 đến 100
|
Căn cứ vào đó cùng với kịch bản tăng trưởng kinh tế của Tổng cục Thống kê thông báo giai đoạn 2021-2025, Bộ đề xuất mức tăng học phí tối đa 7,5%/năm trong giai đoạn này.
Tại Điều 19, Dự thảo Nghị định dự kiến bổ sung thêm vào Điều 6 của Nghị định 86 một số đối tượng được miễn học phí theo lộ trình, cụ thể:
- Học sinh trung học cơ sở ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo kể từ năm học 2021-2022 (từ ngày 01 tháng 9 năm 2021) được miễn học phí.
- Trẻ em mầm non 05 tuổi ngoài đối tượng ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo kể từ năm học 2023-2024 (từ ngày 01 tháng 9 năm 2023) được miễn học phí.
- Học sinh trung học cơ sở ngoài đối tượng ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo kể từ năm học 2025-2026 (từ ngày 01 tháng 9 năm 2025) được miễn học phí.
Hiệu lực của Nghị định này thay thế Nghị định 86/2015/NĐ-CP và Nghị định 145/2018/NĐ-CP.
Cập nhật bởi hiesutran159 ngày 13/11/2020 03:53:58 CH