Dự kiến đưa đối tượng chủ hộ kinh doanh vào diện đóng BHXH bắt buộc

Chủ đề   RSS   
  • #603240 14/06/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81095
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Dự kiến đưa đối tượng chủ hộ kinh doanh vào diện đóng BHXH bắt buộc

    Trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn về lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội ngày 06/6/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu nêu về việc thu sai bảo hiểm xã hội (BHXH) đối với các chủ hộ kinh doanh cá thể.

    Chủ hộ kinh doanh là gì?

    Theo Khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về khái niệm chủ hộ kinh doanh như sau:

    “…Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.”

    Như vậy, chủ hộ kinh doanh là một cá nhân hoặc một người trong hộ gia đình được các thành viên trong hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh. Chủ hộ kinh doanh là người đại diện theo pháp luật, có quyền vô hạn đối với hộ kinh doanh của họ. 

    Ngoài ra, chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh doanh phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với nhà nước.

    Bộ Tài chính làm rõ vấn đề thu sai BHXH đối với các chủ hộ kinh doanh cá thể

    Trả lời câu hỏi của Đại biểu Quốc hội về vấn đề thu sai đối tượng BHXH, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chia sẻ, thực hiện Nghị định 01/2003/NĐ-CP, lúc đó, với chủ trương mở rộng độ bao phủ BHXH, BHXH Việt Nam đã có văn bản hướng dẫn cho một số tỉnh về vấn đề đóng BHXH. 

    Trong đó, có 54 tỉnh thu của 4240 đối tượng từ năm 2003 đến năm 2016. Đến năm 2016 thì có chủ trương dừng lại, nhưng có một số đối tượng vẫn nộp tiếp đến năm 2020 thì dừng hẳn.

    Theo Bộ trưởng, về bản chất và đạo lý, việc thu tiền đóng BHXH này không có vấn đề gì sai nhưng chiếu theo quy định pháp luật lại vướng. Cụ thể, quy định pháp luật BHXH là người tham gia BHXH bắt buộc phải có hợp đồng lao động. Nhưng ở đây, các chủ hộ kinh doanh không có hợp đồng lao động, chỉ có hợp đồng giữa chủ hộ kinh doanh với nhân viên của họ. Cho nên, nhân viên của họ được nộp BHXH bắt buộc còn các chủ hộ thì không.

    Theo đó, về bản chất, chủ hộ kinh doanh vừa là người lao động, vừa có thu nhập, nên việc được tham gia bảo hiểm có thể coi là chấp nhận được nhưng pháp luật lại không quy định, nên có thể kết luận là sai đối tượng. 

    Vì vậy, Bộ Tài chính đã có trao đổi với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội là làm sao sửa Luật BHXH tới đây cho phép chủ hộ kinh doanh được tham gia BHXH bắt buộc.

    Trước đó, giải trình trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho hay, về vụ việc hơn 4.000 chủ hộ kinh doanh cá thể đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nhiều năm mà nay bị “treo” lương hưu, Bộ trưởng LĐTBXH khẳng định việc thu bảo hiểm xã hội bắt buộc với hộ kinh doanh cá thể sai về chủ trương. Đây là trách nhiệm của BHXH Việt Nam và BHXH các địa phương. 

    Việc này đã phát hiện, có cuộc làm việc với cơ quan BHXH và có văn bản chấn chỉnh. Tới đây, dự kiến trong chương trình xây dựng pháp luật có việc sửa Luật BHXH, cơ quan soạn thảo đã dự kiến đưa đối tượng chủ hộ kinh doanh vào diện đóng BHXH bắt buộc.

    Tham khảo thêm:

    Đối tượng nào phải tham gia BHXH bắt buộc? 

    Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc bao gồm người lao động (NLĐ; gồm NLĐ là công dân Việt Nam và NLĐ là người nước ngoài) và người sử dụng lao động (NSDLĐ), cụ thể như sau:

    1. Đối tượng NLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc 

    (1) NLĐ là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

    - Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

    - Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

    - Cán bộ, công chức, viên chức;

    - Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

    - Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

    - Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

    - Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    - Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

    - Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

    (2) NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.

    Tuy nhiên, nếu NLĐ là người nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:

    - NLĐ nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.

    - NLĐ đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019.

    2. Đối tượng NSDLĐ phải tham gia BHXH bắt buộc

    (1) Đối với trường hợp sử dụng NLĐ là công dân Việt Nam

    NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các đối tượng sau đây có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động:

    - Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

    - Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.

    - Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

    - Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân.

    (2) Đối với trường hợp sử dụng NLĐ là người nước ngoài

    NSDLĐ tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các đối tượng sau đây có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động:

    - Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác.

    - Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

    - Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

     
    374 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (28/06/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận