Dự án được các cơ sở ươm tạo công nghệ cao lựa chọn để ươm tạo phải đáp ứng tiêu chí gì? Ươm tạo công nghệ cao có thuộc loại hình hoạt động công nghệ cao trong KCNC không?
Ươm tạo công nghệ cao là gì? Ươm tạo công nghệ cao có thuộc loại hình hoạt động công nghệ cao trong khu công nghệ cao không?
Ươm tạo công nghệ cao được định nghĩa tại khoản 7 Điều 3 Luật Công nghệ cao 2008 là quá trình tạo ra, hoàn thiện, thương mại hóa công nghệ cao từ ý tưởng công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học hoặc từ công nghệ cao chưa hoàn thiện thông qua các hoạt động trợ giúp về hạ tầng kỹ thuật, nguồn lực và dịch vụ cần thiết.
Theo quy định tại Điều 27 Nghị định 10/2024/NĐ-CP thì các loại hình hoạt động công nghệ cao trong khu công nghệ cao bao gồm:
- Nghiên cứu và phát triển công nghệ cao;
- Ứng dụng công nghệ cao;
- Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao;
- Đào tạo nhân lực công nghệ cao;
- Hội chợ, triển lãm, trình diễn công nghệ cao, trình diễn sản phẩm công nghệ cao từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao công nghệ cao;
- Sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
Như vậy, ươm tạo công nghệ cao thuộc loại hình hoạt động công nghệ cao trong khu công nghệ cao theo quy định.
Dự án được các cơ sở ươm tạo công nghệ cao lựa chọn để ươm tạo phải đáp ứng các tiêu chí gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 10/2024/NĐ-CP về ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao
Theo đó,
Thứ nhất, dự án được các cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao lựa chọn để ươm tạo phải đáp ứng các nguyên tắc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 28 Nghị định 10/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Mục tiêu và nội dung hoạt động của dự án đầu tư phù hợp với nhiệm vụ của khu công nghệ cao quy định tại khoản 2 Điều 31 Luật Công nghệ cao 2008, cụ thể:
+ Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao;
+ Liên kết các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao, sản xuất sản phẩm công nghệ cao;
+ Đào tạo nhân lực công nghệ cao;
+ Tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm công nghệ cao từ kết quả nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao;
+ Thu hút các nguồn lực trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ cao.
- Áp dụng các biện pháp thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng.
- Phù hợp với quy hoạch, khả năng cung cấp hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu công nghệ cao và các quy định của pháp luật liên quan.
- Nhà đầu tư đề xuất dự án đầu tư có khả năng tài chính hoặc huy động nguồn lực hợp pháp khác để đáp ứng yêu cầu về nguồn vốn đầu tư xây dựng, duy trì, vận hành dự án; có năng lực công nghệ, năng lực quản lý, đảm bảo việc xây dựng, triển khai dự án đầu tư theo đúng tiến độ, kế hoạch.
Thứ hai, dự án được các cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao lựa chọn để ươm tạo phải tạo ra công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Lưu ý: Ban quản lý khu công nghệ cao có trách nhiệm theo dõi, giám sát và hướng dẫn việc tổ chức lựa chọn dự án quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 10/2024/NĐ-CP.
Tóm lại, dự án được các cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao lựa chọn để ươm tạo phải:
- Đáp ứng các nguyên tắc quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 28 Nghị định 10/2024/NĐ-CP và
- Tạo ra công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển, Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển được ban hành kèm theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.