Đóng giáp lai văn bản nhiều trang

Chủ đề   RSS   
  • #514442 27/02/2019

    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Đóng giáp lai văn bản nhiều trang

    Hiểu một cách đơn giản nhất thì dấu giáp lai là việc sử dụng con dấu đóng lên phần lề trái hoặc lề phải của tập tài liệu sao cho đảm bảo hình tròn của con dấu được đóng nên trên bề mặt của các tờ giấy đường xếp trồng lên nhau.
     
    Hiện nay, việc đóng dấu giáp lại được hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV. Cụ thể như sau:
     
    1. Việc đóng dấu trên văn bản được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ về công tác văn thư và quy định của pháp luật có liên quan; việc đóng dấu giáp lai đối với văn bản, tài liệu chuyên ngành và phụ lục kèm theo được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP.
     
    2. Dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8; dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.
     
    Ngoài ra, tùy theo từng Bộ, ngành mà việc đóng dấu giáp lai còn có quy định riêng.
     
    VD: Tổng cục Hải quan bắt buộc đóng giáp lai với văn bản từ 02 trang trở lên với văn bản in 1 mặt, 03 trang trở lên với văn bản in 2 mặt. Mỗi dấu đóng tối đa không quá 05 trang in 01 mặt, 09 trang in 02 mặt văn bản (Công văn 6550/TCHQ-VP ngày 21/11/2012).
     
    Thông tư liên tịch 03/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC-NHNN Quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. Nếu quyết định có hơn 1 trang thì phải đóng dấu giáp lai giữa các trang quy định: Quyết định áp dụng biện pháp buộc trích tiền truy nộp vào quỹ bảo hiểm xã hội được lập theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này. Nếu quyết định có hơn 1 trang thì phải đóng dấu giáp lai giữa các trang.

    Không có gì là không thể.

     
    30233 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #514734   28/02/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 143 lần


    Hiện tại về việc đóng dấu giáp lai văn bản thực hiện theo quy định tại Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV. Cụ thể "dấu của cơ quan, tổ chức được trình bày tại ô số 8; dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản".
     
    Do vậy, trường hợp văn bản có trên 05 trang thì đóng nhiều dấu giáp lai. đóng nhiều dấu giáp lai nối tiếp hay ở các vị trí khác nhau của VB thì không có văn bản nào hướng cụ thể nhưng theo quy định trên thì "dấu giáp lai được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản". Như vậy, các dấu giáp lai đều được đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản thì nó sẽ nối tiếp nhau.
     
    Báo quản trị |  
  • #516013   30/03/2019

    Quy định này hoàn toàn hợp lý Bởi việc đóng dấu treo thứ nhất khẳng định văn bản được đóng dấu treo là một bộ phận của văn bản chính cũng như xác nhận nội dung trong văn bản để tránh việc giả mạo giấy tờ cũng như thay đổi giấy tờ.

     

     

     
    Báo quản trị |