Đóng BHXH trong trường hợp tai nạn lao động

Chủ đề   RSS   
  • #536024 30/12/2019

    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Đóng BHXH trong trường hợp tai nạn lao động

    Khoản 3, điều 38 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 có nêu: Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;
    Do đó, người lao động bị tai nạn lao động thì công ty phải trả lương như bình thường, do đó, phải trích đóng BH như bình thường.

     
    1026 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #536677   02/01/2020

    Bạn có thể tham khảo thêm các quy định về tai nạn lao động như trường hợp tính TNLĐ, quyền lợi của NLĐ và công thức tính trợ cấp tai nạn lao động:

    Thứ nhất, về trường hợp tai nạn lao động

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

    “Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

    b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

    c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.”

    Thêm vào đó Điều 144 Bộ Luật lao động 2012 và Điều 38  Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, theo đó:

    - Người sử dụng lao động thanh toán chi phí ý tế từ sơ cứu, cấp cứu khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động.

    - Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động. 

    - Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động.

    Ngoài ra, tại Điều 145 Bộ Luật lao động 2012cũng có quy định quyền lợi của NLĐ:

    “3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

    a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

    b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

    4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này.”

    - Công thức tính trợ cấp tai nạn lao động:

    + Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 thì:

    + Công thức tính trợ cấp một lần theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH:

    “ Mức trợ cấp một lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp = {5 x mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng + (mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp -5) x 0,5 x mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng } + {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

    Trong đó:

    - m: (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).

    - L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.

    - t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.”

     + Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

    +  Công thức tính trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH:

    “ Mức trợ cấp hằng tháng = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp = {0,3 x mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng + (mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp -31) x 0,02 x mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng } + {0,05 x L + (t-1) x 0,003 x L}

    Trong đó:

    - m: (lấy số tuyệt đối 31 ≤ m ≤ 100).

    - L: Mức tiền lương, đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư này.

    - t: tổng số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư này.”

     

     
    Báo quản trị |