Đóng bảo hiểm xã hội

Chủ đề   RSS   
  • #449698 16/03/2017

    Conghd123

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:16/03/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đóng bảo hiểm xã hội

    Chào các vị luật sư! Tôi (48 tuổi) đóng bảo hiểm được 8 năm bây giờ thôi công tác tại trường học thì tôi có được hưởng lương hưu trí khi đến tuổi về hưu hay không? Trong thời gian từ nay đến tuổi nghỉ hưu của chồng, tôi có phải tiếp tục đóng BHXH dưới hình thức tự nguyện không và nếu có thì phải đóng bao nhiêu

     
    3279 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #449701   17/03/2017

    Chào bạn! Dựa vào những thông tin mà bạn đã cung cấp tôi có một vài góp ý như sau:

    Thứ nhất, về điều kiện hưởng lương hưu

    Theo quy định tại điều 54 luật bảo hiểm xã hội 2014 thì điều kiện hưởng lương hưu là khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi hoặc nữ 55 

    Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

    1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

    Như vậy vì bạn đóng bảo hiểm xã hội được 8 năm nên bạn chưa thể được hưởng lương khi đến tuổi về hưu. Trong trường hợp này bạn có thể được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại điều 8 nghị định 115/2015/NĐ-CP.

    Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

    1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

    2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

    a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

    b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

    c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

     Tuy nhiên nếu bạn hưởng lưu hưu khi đến tuổi về hưu thì bạn có thể đóng tiếp 12 năm bảo hiểm xã hội tự nguyện.

    Thứ hai, về bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Theo quy định tại điều 11 nghị định 115/2015/NĐ-CP thì thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc nên khi bạn đã nghỉ việc thì bạn có thể đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện đến khi tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn là 20 năm thì đến tuổi nghỉ hưu bạn sẽ được hưởng lương hưu

    Điều 11. Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

    Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Điều 71 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

    1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc.

    2. Người lao động có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi và nữ đủ 55 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều này.

    Thứ ba, về mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định cụ thể tại điều 87 luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

    Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

    1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

    Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

    2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

    a) Hằng tháng;

    b) 03 tháng một lần;

    c) 06 tháng một lần;

    d) 12 tháng một lần;

    đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

    Hiện nay do thông tin bạn cung cấp còn hạn chế để có được câu trả lời chính xác hơn bạn nên liên hệ trực tiếp với chúng tôi để cung cấp thêm những thông tin cụ thể, cũng như trao đổi để tìm ra phương án tốt nhất.

                                                       Chuyên viên tư vấn Nguyễn Thu Hồng

     

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |