Một số vấn đề pháp lý xoay quanh vụ Đoàn Văn Vươn

Chủ đề   RSS   
  • #253393 06/04/2013

    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Một số vấn đề pháp lý xoay quanh vụ Đoàn Văn Vươn

    1. Công vụ và thi hành công vụ

    Wikipedia tiếng Việt định nghĩa công vụ như sau:

    Công vụ là một hoạt động do công chức nhân danh nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và xã hội.

    Một số giáo trình hoặc tài liệu ở Việt Nam hiện nay quan niệm:

     

    Công vụ là một loại lao động mang tính quyền lực và pháp lý được thực thi bởi đội ngũ công chức nhằm thực hiện các chính sách của nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt của đời sống xã hội hoặc coi công vụ là một dạng của lao động xã hội chủ yếu do các công chức thực hiện. Hoạt động công vụ được điểu chỉnh bởi ý chí nhà nước nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước, phục vụ lợi ích nhà nước và gắn với quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước.

    Từ điển Pratique du Francais 1987 định nghĩa rất gọn như sau:

    "Công vụ là công việc của công chức"

    Khái niệm công vụ có thể khác nhau tùy theo quan niệm của từng quốc gia và bản chất của nhà nước. Tuy nhiên, có thể hiểu một cách khái quát về công vụ như là công việc thực hiện các chức năng của nhà nước dưới sự điều chỉnh của pháp luật. Như vậy, công vụ thể hiện bản chất của nhà nước đó.

    Nhà nước ta được xem  là nhà nước "của dân, do dân, vì dân", nên các công việc được gọi là công vụ  khi nó hướng đến mục đích phục vụ nhân dân. Vậy, khi những người được coi là "thi hành công vụ"  làm những việc trái luật, trái với ý chí nhà nước thì những việc đó có được coi là công vụ thật sự? Và việc làm của họ có đúng là thi hành công vụ?

    Về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Lộc, nguyên bộ trưởng bộ tư pháp từng phát biểu như sau:

    Người thi hành công vụ là người đang thực hiện nhiệm vụ công, tức là người đang thực thi quyền lực nhà nước trong các hoạt động quản lý hành chính. Tôi nghĩ pháp luật của chúng ta cũng đã quy định rõ về tội chống người thi hành công vụ. Nếu người thi hành công vụ làm trái pháp luật mà bị cản trở, xâm phạm thì người cản trở, xâm phạm không phải chịu tội chống người thi hành công vụ.

    Giáo sư Hoàng Xuân Phú, thành viên viện Toán học cho biết thêm về "công vụ" theo quan niệm của Luật pháp Đức:

     

    Bộ luật hình sự của nước Đức được ban hành vào năm 1871, với tội chống người thi hành công vụ được quy định ở điều 113, trong đó viết rõ điều kiện áp dụng là công vụ được thực hiện đúng pháp luật (rechtmäßige Ausübung). Tức là không thể mặc nhiên kết tội này cho người chống lại nếu công vụ được thực hiện sai pháp luật. Điều kiện “thực hiện đúng pháp luật” được duy trì trong điều 113 suốt 98 năm, “sống sót” qua bốn lần chỉnh sửa bộ luật hình sự, kể cả lần chỉnh sửa vào năm 1943 dưới thời phát xít. Đó là một yếu tố pháp lý quan trọng để bảo vệ người dân trước khả năng lạm dụng quyền lực của bộ máy công quyền. Chưa yên tâm với điều kiện đó, năm 1970 các nhà lập pháp Cộng hòa Liên bang Đức đã thay nó bằng một điều khoản rõ ràng hơn, có tác dụng bảo vệ người dân triệt để hơn, đó là:

    “Hành động (chống người thi hành công vụ) không thể bị xử phạt theo quy định này (tức là quy định trong điều 113) nếu việc thực hiện công vụ không đúng pháp luật”.

    Dù xã hội văn minh đến đâu thì cũng vẫn xảy ra việc người thi hành công vụ vô tình hay cố ý vi phạm pháp luật, khiến người dân phải tự vệ một cách chính đáng. Cho nên, những quy định pháp lý như trong bộ luật hình sự của Đức để bảo vệ người dân trước khả năng công quyền bị lạm dụng là thật sự cần thiết. Ở Việt Nam, khi mà có tình trạng sự tha hóa và tham nhũng làm ô nhiễm bộ máy công quyền thì những quy định để bảo vệ dân oan lại càng bức thiết. Rõ ràng, các nhà lập pháp đang nợ nhân dân việc sửa đổi điều 257 (về tội chống người thi hành công vụ) của Bộ luật hình sự hiện hành, để đáp ứng đòi hỏi cấp bách của cuộc sống.

    Trở lại vụ Đoàn Văn Vươn, nếu như xét theo 2 quan điểm của ông Nguyễn Đình Lộc và giáo sư Hoàng Xuân Phú thì không thể xử tội " chống người thi hành công vụ" một số người trong gia đình ông Đoàn Văn Vươn vì Thủ tướng đã kết luận việc thu hồi đất là trái luật. Tuy nhiên, luật Việt Nam dường như chưa có quy định rõ ràng về trường hợp này, vẫn có nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề này.

    the uncertainty

     
    8413 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #253401   06/04/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    2. Tội giết người.

     

    Dấu hiệu để phân biệt Tội giết người và tội cố ý gây thương tích là ý thức chủ quan của người phạm tội.

    -  Ở tội giết người, người có hành vi phạm tội mong muốn (hoặc để mặc) cho hậu quả chết người xảy ra.

    -  Ở tội cố ý gây thương tích, người có hành vi phạm tội không có ý định tước đoạt sinh mạng mà chỉ mong muốn (hoặc để mặc) cho thương tích xảy ra, tức là vô ý với cái chết của nạn nhân.

    Theo lời khai của bị cáo:

    "Đoàn Văn Vươn đã yêu cầu em mình là Quý không được nhồi thuốc súng vào vỏ đạn lớn vì có thể gây chết người, chỉ được nhồi thuốc vào vỏ đạn nhỏ để bắn đe dọa." ( theo Kiên Trung-TTXVN)

     

    Viện kiểm sát có quan điểm như sau:

    Theo Viện kiểm sát đánh giá, hành vi của các bị cáo rất quyết liệt. Đến hàng rào thứ nhất đã cho nổ mìn, hàng rào thứ 2 thì bắn súng hoa cải. Khi người bị hại bị thương, các bị cáo tiếp tục bắn và dùng rơm đốt. Khi sử dụng 2 khẩu súng trên ở khoảng cách 20 mét có thể gây sát thương cao, nguy hiểm tính mạng. Như vậy, với ý thức chủ quan và hành vi khách quan, đã có đủ căn cứ khẳng định các bị cáo vi phạm vào tội Giết người.

    - PV Nguyễn Quyết (báo Người lao động)

    Theo quan điểm cá nhân thì Đoàn Văn Vươn không có "mong muốn" giết người trong trương hợp này.

    Cập nhật bởi themiracle ngày 06/04/2013 09:07:26 SA

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
  • #253407   06/04/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    3. Vấn đề còn khúc mắc.

     

    Ông Vươn cũng khẳng định, việc dựng hàng rào, rải rơm, gài mìn... hoàn toàn nằm ở nhà Đoàn Văn Quý, là nơi nằm ngoài phạm vi cưỡng chế. Đoàn cưỡng chế không nhất thiết cứ phải đi qua nhà Đoàn Văn Quý và khu đầm 21 ha mới tới được khu vực cưỡng chế 19,3 ha được ghi trong quyết định cưỡng chế số3307/QĐ-UBND của UBND huyện Tiên Lãng, vì “con đường chính dẫn đến khu đất 19,3 ha bị cưỡng chế đó là ở phía đông”...

    Lời khai đó của ông Đoàn Văn Vươn, một lần nữa, càng chứng minh rằng đoàn cưỡng chế đã làm trái hoàn toàn quyết định của UBND huyện.( Thanh Vũ-Nongnghiep.vn)

    Căn cứ theo lời khai thì việc dựng hàng rào, gài mìn hoàn toàn nằm ở nhà Đoàn Văn Quý, điều này làm mình cảm thấy hơi khó hiểu, tại sao cưỡng chế đầm ông Vươn mà lại phải đi vòng qua nhà Quý dù đó không phải đường chính. Nếu việc đặt mìn thật sự nằm ở nhà ông Quý và đoàn cưỡng chế ko nhất thiết phải đi qua thì có thể kết luận là việc gài mìn không nhằm mục đích giết người?

     

    Vụ án sẽ dừng lại ở đây hay sẽ tiếp tục có kháng cáo.??!! Mời mọi người tiếp tục mổ xẻ các khía cạnh pháp lý của vấn đề....

    Cập nhật bởi themiracle ngày 06/04/2013 09:24:04 SA Edited

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
  • #253490   06/04/2013

    Xin lỗi diễn đàn tôi là người mới tham gia vào thư viện pháp luật xin cho tôi một số ý  kiến về vấn đề của ông Đoàn Văn Vươn cùng gia đình của ông

    Theo quan điểm của tôi về việc tuyên án đối với hành vi phạm tội của ông ấy và gia đình là đúng. Nhưng xét hoàn cảnh thực tại để xảy ra vụ án thì bản thân tôi cảm thấy việc của vấn đề xử lý ông Đoản Văn Vương phải chịu ở tù đó là vấn đề cần xem xét lại của Đảng và Nhà nước ta

    Luật pháp Việt Nam chỉ xử lý những hành vi chịu trách nhiệm hình sự khi họ đủ điều kiện để cấu thành tội phạm. Những trường hợp của Gia đình Ông Vươn là đủ để cấu thành tội phạm nhưng khi xét về mức độ phạm tội của gia đình ông có lẽ nào là để cấu thành đó là tội "giết người và chống người thi hành công vụ "

    Luật pháp Việt Nam quy định chống người thi hành công vụ là khi người đó đang thực hiện đúng nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước, đằng này những người thi hành nhiệm vụ đó có phải là đang thực hiện đúng quy định của nhà nước và Đảng ta không?

    Vì vậy theo tôi hành vi phạm tội của gia đình ông Vương chỉ là Phòng vệ chính đáng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thôi. Vì khi những người thực hiện biện pháp cưỡng chế trái với luật pháp Việt Nam thì có thể coi những người đó là những người đang thi hành công vụ hay không?

    Cuối cùng tôi chỉ mong Đảng và nhà nước ta xem xét lại tại phiên tòa xét xử vụ án của ông Đoàn Văn Vươn. Vì sau khi có kết luận của Thủ tướng chính phủ thì theo tôi nghĩ những người thực hiện việc cưởng chế đó không phải là người thi hành công vụ mà họ là những người đang thực hiện theo một nhóm lợi ích nào đó mà họ là người được phân công

    Vì vậy vấn đề vụ án của gia đình ông Vươn tôi thầm kính mong Đảng và nhà nước ta cần có những quy định chặt chẽ hơn để có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người dân vô tội.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thaiphamgc vì bài viết hữu ích
    yenha92 (06/04/2013) admin (06/04/2013)
  • #253492   06/04/2013

    yenha92
    yenha92

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/04/2013
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 15 lần


    Đoàn Văn Vươn không phải Đoàn Văn Vương bạn à

     
    Báo quản trị |  
  • #278271   29/07/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Đơn kháng cáo của ông Đoàn Văn Vươn

    Hôm nay bắt đầu diễn ra phiên Phúc thẩm của vụ án Đòan Văn Vươn với nội dung đơn kháng cáo như sau:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc
    ĐƠN KHÁNG CÁO

    “Về bản án hình sự sơ thẩm ngày 10/4/2013 của Toà án thành phố Hải Phòng ”.

     

    Kính gửi: Toà án hình sự phúc thẩm Toà án Nhân dân tối cao.
     
    Tên tôi là: Đoàn Văn Vươn.
     
    Địa chỉ: Thúy Nẻo – Bắc Hưng – Tiên Lãng – Hải Phòng .
     
    Trong vai trò người bị hại tại vụ án hình sự liên quan đến việc huỷ hoại tài sản gia đình tôi xảy ra ngày 05 - 06/01/2012 tại Vinh Quang - Tiên Lãng - Hải Phòng.
     
    Căn cứ vào điểm e khoản 2 Điều 51 Luật tố tụng Hình sự, chúng tôi làm đơn này gửi tới Quý toà.
     
    Kính đề nghị Quý toà xem xét, đưa ra giải quyết phúc thẩm về Bản án hình sự sơ thẩm diễn ra từ ngày 08-10/04/2013 tại toà án thành phố Hải Phòng theo hướng tuyên huỷ bản án, giao toàn bộ hồ sơ cho bộ Công an để điều tra lại vụ án vì lý do sau đây.
     

    LÝ DO THỨ NHẤT

     
    Định khung hình phạt với các bị cáo là quá nhẹ so với những gì họ đã gây ra cho nhà tôi mà pháp luật đã quy định đồng thời - Cố tình bỏ lọt tội phạm.
     
    Về khung hình phạt với các bị cáo như toà đã tuyên. Chúng tôi không đồng ý, vì đó là trò chơi, trò hề, thách thức công luận, thách thức công lý của những người cầm cán công lý tại toà án Hải Phòng, tiếp tục làm nóng lên dư luận, không có tính răn đe với các đối tượng phạm tội mang tính chất nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, tài sản của nhân dân, nhằm kích động các phần tử thoái hoá, biến chất tại chính quyền sở tại và rộng hơn trên khắp lãnh thổ Việt Nam, tiếp tục bùng lên bất chấp pháp luật, bất chấp đạo đức xã hội, coi thường tính mạng và tài sản của công dân, để tự tung, tự tác thích làm gì thì làm, tuỳ thích mà không ai làm gì được họ.
     
    Đặc biệt, tại phiên toà chúng tôi đã yêu cầu toà trả lại hồ sơ để điều tra lại vì các cơ quan tố tụng trước đó cố tình bỏ lọt tội phạm, không truy tố 19 đối tượng đốt, phá nhà chúng tôi, 2 người lái máy xúc phá nhà tôi gây thiệt hại đến tài sản nghiêm trọng nhưng không bị điều tra truy tố. Trong khi đó Cơ quan điều tra – Công an Hải Phòng đã xác định được danh tính của ban chỉ đạo cưỡng chế. Đây là những đối tượng quan trọng và nguy hiểm nhất cùng với ông Bùi Thế Nghĩa và ông Lê Văn Hiền quyết định gây ra vụ phá nhà và cướp của của gia đình tôi nhưng không bị truy tố về vai trò là chủ mưu. Đồng thời tôi cho rằng việc các đối tượng đó và các đối tượng khác trong vụ “Huỷ hoại tài sản” nhà tôi không phải chỉ phạm tội huỷ hoại mà còn phạm nhiều tội khác, như: Tội xâm phạm chỗ ở của công dân theo Điều 124 Luật Hình sự. Tội Tổ chức cướp tài sản của công dân theo Điều 133 Luật hình sự. Tội lạm quyền khi thi hành công vụ theo Điều 282 Luật Hình sự. Đối với ông Hiền người đứng đầu cần phải được truy tố thêm theo Điều 174 Luật Hình sự “ Tội vi phạm các quy định về quản lí đất đai.” Song, các cơ quan tố tụng trước đó và tại phiên Toà hôm nay đã bỏ qua. Theo tôi là không thể chấp nhận được.
     

    LÝ DO THỨ HAI

     
    Giá trị tài sản bị huỷ hoại, bị cướp không nói lên giá trị thật và còn nhiều thiếu sót trong quá trình điều tra về thiệt hại tài sản
     
    Trước hết, gia đình tôi không đồng ý về giá trị công trình bị huỷ hoại đã được hội đồng định giá Hải Phòng xác định vì nó không phản ánh lên sự thật, đồng thời chúng tôi đề nghị Toà án yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát điều tra, thẩm định lại toàn bộ tài sản bị huỷ hoại chưa được điều tra như chăn màn, nồi, niêu, xoong, chảo, bát đĩa, quần áo, sách vở, đồ dùng học sinh, phương tiện đăng, đó, vó, chài, máy bơm, thuỷ sán, hoa màu, chuối chăn bị đánh cắp, bị công nhiên chiếm đoạt đều không được điều tra làm rõ. Song Toà án đã phớt lờ không hề đếm xỉa làm cho gia đình tôi vô cùng nhức nhối.
     
    Vì các lí do đó, căn cứ Luật Tố tụng hình sự, nay gia đình tôi kính đề nghị:
     
    1- Kính đề nghị Toà hình sự phúc thẩm, tòa án Nhân dân tối cao đưa ra xét xử theo hướng tuyên huỷ bản án sơ thấm hình sự ngày 10/04/2013 của Toà án Nhân dân thành phố Hái Phòng.
     
    2- Giao toàn bộ hồ sơ vụ án cho Bộ công an để điều tra lại vụ án. Đề nghị truy tố tất cả danh sách ban chỉ đạo cưỡng chế, những đối tượng đập, đốt, phá, cướp tài sản của gia đình tôi cùng 2 đối tượng lái máy xúc đã gây ra hậu quả nghiêm trọng này. Khép các đối tượng bị truy tố về tội danh cướp tài sản, xâm phạm chỗ ở của công dân, lạm dụng công vụ để cướp, huỷ hoại tài sản công dân có tổ chức được quy định tại Luật Hình sự và điều tra thẩm định lại tài sản của gia đình tôi bị huỷ hoại, bị chiếm đoạt.
     
    3- Xác minh làm rõ động cơ của các điều tra viên, KS viên, thẩm phán được giao nhiệm vụ điều tra, kiểm sát, xét xử vụ án này đã đưa ra bản kết luận, cáo trạng, bản án đó để xử lí theo Điều 294 Luật hình sự về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội.
     
    Tôi xin trân trọng cảm ơn!
     
    Vinh Quang, ngày 10/4/2013
    Người làm đơn
    Đoàn Văn Vươn
     
    Nơi nhận:
     
    - Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ,
    - Chủ nhiệm kiểm tra TƯ Đảng,
    - TANDTC, VKSNDTC,
    - Bộ trưởng Bộ công an,
    - Chánh thanh tra Bộ công an,
    - Bộ trưởng Bộ Tư pháp,
    - Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN,,
    - Chủ tịch UBND thành phố HP,
    - VKS, Tòa án, Thanh tra, Giám đốc công an HP, Giám đốc sở Tư pháp Hải Phòng,
    - Các cơ quan thông tấn, báo chí,
    - Lưu.
     
    Báo quản trị |  
  • #278277   29/07/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Phiên phúc thẩm ngày 29/7 vụ án Đoàn Văn Vươn

    The thông tin từ báo chí thì bị cáo Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Vệ, Đoàn Văn Sịnh xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo Vươn không đồng ý với tội danh như bản án sơ thẩm quy kết. Bị cáo Phạm Thị Báu (vợ ông Quý) và Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) đề nghị hủy án sơ thẩm.

     -Bị cáo Vươn cho biết khi nhận được thông báo cưỡng chế đã đề xuất kế hoạch chống đối bằng việc sử dụng 4 kíp mìn mang về từ thời còn trong quân ngũ và mua thêm dây điện, 150 viên hạt nổ... Theo kế hoạch, họ đặt 2 quả mìn ở lối đi vào nhà; ông Quý nổ súng hoa cải bắn vào đoàn cưỡng chế "trong trường hợp cuối cùng nếu như buộc phải chống lại”.

    - Bị cáo Sịnh cho biết có nghe người trong gia đình nói đến kế hoạch chống đối nhưng không tham gia do "yếu và mắt kém". Ông Sịnh khai chỉ được nhờ làm hàng rào và phủ nhận lời khai trước đây tại cơ quan điều tra với lý do bị "ép cung, đánh đập". "Trước đây bị cáo nhận rất nhiều nhưng giờ thì không", bị cáo đang xin giảm nhẹ hình phạt khai tại phiên phúc thẩm.

    Ông Sịnh không thừa nhận đã đưa 4,3 triệu cho ông Quý để mua súng, nói đó là "tiền cho vay để tiêu, sinh hoạt". Khi HĐXX công bố lời khai tại cơ quan điều tra cho thấy ông Sịnh có tham gia góp tiền để mua súng, bị cáo này tiếp tục phủ nhận.
     
    - Ông Quý thừa nhận việc chế tạo mìn, chôn mìn và làm đạn hoa cải từ thuốc nổ, đạn nổ. Trả lời các câu hỏi về quá trình từ khi bàn bạc kế hoạch đến khi thực hiện việc chống đối đoàn cưỡng chế, ông Quý cho rằng đã làm một loạt các công đoạn chuẩn bị mìn, lập hàng rào, bắn vào đoàn cưỡng chế.
     
    Ông Quý cho rằng không hiểu pháp luật. Khi gây án xong, tâm lý bình thường rồi mới biết khi bức xúc thì không làm chủ được bản thân. “Việc làm của bị cáo cũng có nguy hiểm, bị cáo mong HĐXX minh xét, vì bị cáo thấy có áy náy về hành vi của mình”
     
    Theo Vnexpress
    Cập nhật bởi danusa ngày 29/07/2013 03:00:48 CH Cập nhật bởi danusa ngày 29/07/2013 02:59:41 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #278592   31/07/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Vào chiều ngày 30/7/2013, Tòa phúc thẩm tòa án nhân dân Tối cao đã tuyên giảm mức án tù với các bị cáo trong vụ Đoàn Văn Vươn.

    Mức giảm án với các bị cáo lần lượt là:  Đoàn Văn Sịnh  23 tháng tù (án sơ thẩm 42 tháng), Đoàn Văn Vệ 19 tháng (án sơ thẩm 24 tháng).

    Bên cạnh đó giữ nguyên mức án với các bị cáo  Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý 5 năm tù về tội Giết người; Phạm Thị Báu (vợ ông Quý) 18 tháng tù treo, thử thách 36 tháng; Nguyễn Thị Thương 15 tháng tù treo, thử thách 30 tháng.

    Án phúc thẩm xác định, bị cáo Vươn là người lên kế hoạch chống đối, có vai trò chính. Bị cáo Quý kích mìn, nổ súng. Bị cáo Sịnh không trực tiếp tham gia vụ nổ súng, Vệ có vai trò thấp nhất. Hai bà Thương và Báu tham gia giúp sức cho chồng.

    Trước đó, trong phần tranh tụng, đại diện VKS cho rằng do không đồng ý với quyết định thu hồi hơn 19ha đất đầm, bị cáo Vươn và Quý đã muốn chuyển vụ việc sang án hình sự để gây chú ý.

    Theo cơ quan công tố, đây là vụ án có nhiều bị cáo nên lời khai của người này là chứng cứ quy kết bị cáo khác. Lời khai của các bị cáo cho thấy, sau khi bàn kế hoạch chống đối, nhận thức được sự nguy hiểm khi sử dụng mìn tự tạo và súng, ông Vươn đã chỉ đạo chuyển trẻ em, phụ nữ cùng một số tài sản ra khỏi căn nhà ở khu đầm.

    Đại diện VKS cho rằng việc các bị hại không chết nằm ngoài ý muốn của các bị cáo. Việc họ kháng cáo không phạm tội giết người mà chỉ phòng vệ chính đáng được VKS cho là phản ánh "không đúng bản chất của vụ việc".

    Về việc bị cáo Quý, Thương và Báu phủ nhận lời khai tại cơ quan điều tra với lý do "bị ép cung" trong quá trình tạm giam, VKS cho rằng việc lấy lời khai diễn ra trong "điều kiện bình thường".

    Nói lời sau cùng trước khi Hội đồng xét xử tuyên án, bị cáo Đoàn Văn Vươn nói “đề nghị Hội đồng xét xử vì cái phẫn uất trước việc làm tắc trách của chính quyền huyện Tiên Lãng đã dẫn đến buộc bị cáo và người thân bị cáo phải đến bước đường cùng. Làm những việc này, bị cáo ý thức được rằng là hành vi vi phạm pháp luật...”.

    Bị cáo Đoàn Văn Quý không đề nghị gì. Bị cáo Đoàn Văn Sịnh nói đã nhận thức được hành vi trái pháp luật của bị cáo. Sức khoẻ yếu, việc làm cũng còn nhiều thiếu sót, bị cáo là nông dân nên nhận thức pháp luật còn hạn chế, đề nghị xin giảm hình phạt để bị cáo sớm về với gia đình.
     
    Là người lớn tuổi nhất và cũng là họ hàng với các bị cáo, bị cáo Sịnh xin Hội đồng xét xử xem xét khoan hồng giảm hình phạt cho các người thân trong gia đình trong vụ án này.
     
    Bị cáo Đoàn Văn Vệ xin Hội đồng xét xử giảm nhẹ hình phạt để sớm đoàn tụ gia đình. Bị cáo Nguyễn Thị Thương nói đề nghị Hội đồng xét xử xử đúng người, đúng tội và mong muốn người thân sớm được về với gia đình.
     
    Bị cáo Phạm Thị Báu nói đề nghị Hội đồng xét xử tuyên hủy bản án sơ thẩm của Tòa án Nhân dân TP Hải Phòng. Nếu như đề nghị của bị cáo không được chấp nhận, xin Hội đồng xét xử đưa ra bản án khách quan nhất, công bằng nhất.
     

    Theo Vnexpress, Tiền Phong

     
    Báo quản trị |