Đối tượng nào phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Chủ đề   RSS   
  • #556094 29/08/2020

    Đối tượng nào phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

    Chào Luật sư.

    Tôi mới ký hợp đồng lao động 1 năm với công ty. Luật sư cho tôi hỏi những trường hợp nào phải đóng bảo hiểm thất nghiệp, trường hợp của tôi có phải đóng không? Nếu có thì mức đóng như thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn!

     
    1295 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #556107   29/08/2020

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
     
    Theo Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 thì Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm:
     
    1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
     
    a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
     
    b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
     
    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
     
    Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
     
    2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
     
    3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
     
    Như vậy, theo quy định này thì trường hợp bạn đã ký hợp đồng lao động thì bạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Mức đóng BHTN vẫn là 2%, trong đó người sử dụng lao động đóng 1%, người lao động đóng 1%.
     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #558870   28/09/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Theo quy định tại Điều 46 Luật Việc làm 2013 về các đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội thì người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên thì thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Trường hợp của anh nêu trên có giao kết hợp đồng lao động 01 năm thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp anh nhé.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #585183   10/06/2022

    thaophuongg24
    thaophuongg24

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hà Nội
    Tham gia:14/03/2022
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 365
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Đối tượng nào phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

    Trả lời:

    Chào anh/chị, về trường hợp của anh/chị, tôi xin chia sẻ quan điểm như sau:

    Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm năm 2013, đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

    “Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

    1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:

    a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;

    b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;

    c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

    Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

    3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.”

    Bên cạnh đó, Điều 6 Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Việc làm và bảo hiểm thất nghiệp quy định về phương thức đóng và nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động như sau:

    “1. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm (Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp); và trích tiền lương của từng người lao động theo mức quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm (Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng) để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

    2. Nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp theo mức quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 57 Luật Việc làm của người sử dụng lao động như sau:

    a) Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

    b) Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên thì ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng bảo hiểm thất nghiệp cho số người hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần bảo hiểm thất nghiệp phải đóng còn lại, người sử dụng lao động tự bảo đảm theo quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản này.

    c) Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.

    d) Người sử dụng lao động là cơ quan, đơn vị, tổ chức khác thì khoản đóng bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật.”

    Như vậy, trong trường hợp của anh/chị, anh/chị đã ký hợp đồng lao động 01 năm với công ty, do đó, anh/chị thuộc trường hợp bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Công ty sẽ đóng bảo hiểm thất nghiệp nghiệp cho người lao động hàng tháng bằng cách: Công ty đóng số tiền bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp cộng với trích tiền lương của người lao động với mức đóng bằng 1% tiền lương tháng để đóng bảo hiểm thất nghiệp, cùng đóng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thaophuongg24 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/06/2022)