Chào bạn, với nội dung câu hỏi của bạn mình có thể giải đáp như sau:
Tại Điều 295 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về tài sản bảo đảm như sau:
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.
Căn cứ theo quy định trên thì quyền thừa kết không thể xem là đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bởi:
Thứ nhất, quyền thừa kế này chưa thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, hiện tại chúng thuộc quyền sở hữu của người để lại di sản
Thứ hai, quyền thừa kế này không thể xem là tài sản hình thành trong tương lai bởi quyền thừa kế có thể được thay đổi nên người để lại di sản có mong muốn. Chưa chắc trong tương lai thì người có quyền thừa kết ở hiện tại họ còn quyền thừa kế này.
Thứ ba. quyền tài sản không thể xác định được bởi chúng là quyền, có thể hôm nay sẽ có quyền thừa kế, nhưng sang hôm sau nên người để lại di sản thay đổi di chúc thì người này mất quyền ( người có quyền thừa kế không có quyền định đoạt với quyền của mình).
Thứ tư, quyền thừa kế không được xem là tài sản, bơi tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Như đã trình bày ở trên, quyền thừa kế không thể xem là quyền tài sản vì họ không định đoạt được quyền này.
Như vậy, quyền thừa kế không thể xem là đối tượng của biện pháp bảo đảm được.