Đổi tên con sau khi ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #508126 21/11/2018

    lengocanhttcp

    Female
    Mầm

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2018
    Tổng số bài viết (82)
    Số điểm: 699
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 9 lần


    Đổi tên con sau khi ly hôn

    Hỏi:

    Tôi và chồng tôi kết hôn năm 2006. Đến nay có hai con ( trai 11 tuổi, gái 8 tuổi.). Tôi và hai con cùng một hộ khẩu ở phía ngoại, chồng tôi có hộ khẩu riêng ở phía nội, nơi tôi cất nhà ở.

    Nay tôi muốn ly hôn nhưng chồng tôi không đồng ý. Nếu tôi đơn phương xin ly hôn. Xin hỏi Luật sư một số ý kiến như sau:

    Thứ nhất: Tôi làm công chức nhà nước xa nơi ở nên sáng đi chiều về, chồng tôi làm việc tự do nhưng thường xuyên uống rượu bia, nhiều lần vì uống bia mà bỏ con ở trường, không đón. Vậy xin hỏi tôi có được quyền yêu cầu nuôi hai con hay không?

    Thứ hai: Nếu Chồng tôi từ chối nuôi con thì tôi có quyền thay tên đổi họ con tôi không?

    Trả lời:

    1. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

    Vợ chồng chị có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con;

    Trường hợp không thỏa thuận được, chị có quyền yêu cầu trực tiếp nuôi con. Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; do 02 con của chị đều trên 07 tuổi nên Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của 2 cháu.

    2.

    Đối với quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng đã chấm dứt, chồng chị không là người  trực tiếp nuôi con sau ly hôn, nhưng quyền và nghĩa vụ của chồng chị và chị đối với con không thay đổi và được pháp luật thừa nhận. Cả chị và chồng chị đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với 2 cháu. Vì vậy, trường hợp yêu cầu thay đổi họ tên cho 2 cháu phải được sự thỏa thuận, đồng ý của chồng chị.

     

     
    2685 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #508173   21/11/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Về việc đổi họ tên của con thì theo quy định tại các Điều 27 và Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 bạn chỉ được đổi họ cho con trong các trường hợp mà luật quy định mà thôi chứ không thể vì việc chồng từ chối nuôi con mà bạn lại đi đổi họ tên của con được. Bên cạnh đó, việc đổi họ và tên của con từ đủ chín tuổi trở lên còn cần phải có sự đồng ý của người con nữa. Tuy nhiên, bạn nên xét kỹ lại bởi việc đổi họ tên của con sẽ dẫn tới việc phải thay đổi thêm các thông tin khác của con nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #508213   22/11/2018

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền thay đổi tên như sau:
     
    1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
     
    a) Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó;
     
    b) Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt;
     
    c) Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con;
     
    ...
     
    Như vậy, theo quy định này thì đối với trường hợp vợ chồng ly hôn mà thay đổi tên con thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không chấp nhận, bởi vì không rơi vào trường hợp xác định lại cha, mẹ cho con theo Điểm c Khoản 1 của Điều luật.
     
    Bạn và chồng bạn ly hôn thì phương diện pháp luật vẫn công nhận chồng bạn là cha đứa bé và có các quyền nghĩa vụ theo Luật Hôn nhân Gia đình. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở cũng giống như việc bạn không được đổi tên con chỉ vì mục đích ngăn cách tình cảm cha con.

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |