Vấn đề bạn hỏi cũng xảy ra khá nhiều trên thực tế. Và nó không có một công thức hay chuẩn mực bất biến nào để xử lý cả. Kinh nghiệm của mình là tùy theo quan điểm của người áp dụng pháp luật: ở đây có 02 chủ thể đó là: Thẩm phán giải quyết tranh chấp tại Tòa án giữa A - B; Chấp hành viên giải quyết bản án mà B phải chịu kê biên tài sản.
Một chuyện quan trọng là: Thỏa thuận đứng tên có trước hay Bản án mà B phải chịu trách nhiệm trả nợ có trước?
- Nếu Thỏa thuận có trước thì trường hợp của A còn có thể được cứu. Nghĩa là A và B đã có thỏa thuận với nhau về việc đứng tên giùm trên tài sản (thỏa thuận này không trái quy định của pháp luật và pháp luật cũng không cấm - tuy nhiên nếu người đứng tên giùm nó gian nó bán luôn thì đòi cũng mệt). Thỏa thuận này không cần công chứng, chỉ cần 02 bên đầy đủ nhận thức, tự nguyện... theo quy định của Bộ luật dân sự là được. Khi A khởi kiện B ra Tòa đòi lại quyền đối với tài sản: A có thể chứng minh tiền mua tài sản đó là của mình như: giấy tờ chuyển khoản, văn bản chứng minh việc đưa tiền mua đất, người làm chứng... + Bản thỏa thuận đứng tên giùm. Trên cở sở đó, Tòa án sẽ tuyên tài sản là của A, hủy sổ đỏ (hên xui), yêu cầu cơ quan thi hành án hủy bỏ biện pháp kê biên đối với tài sản vì tài sản đó là của A chứ không phải của B... Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án, A có thể làm văn bản yêu cầu đình chỉ việc thi hành án gửi cho Cơ quan thi hành án kèm theo là các giấy tờ thụ lý giải quyết của Tòa án.
- Nếu Thỏa thuận có sau khi Bản án của B đã tuyên thì khó cứu. Vì cơ quan Tòa án và cơ quan Thi hành án sẽ xem xét Thỏa thuận này như là một biện pháp tẩu tán tài sản của B để trốn nợ. Lơ mơ là dính cả hình sự nếu có dấu hiệu gian dối.
Việc xét Thỏa thuận có trước hay sau, giao tiền có trước hay sau Bản án của B cũng là 1 điểm mờ (nói là điểm mờ vì khó xác định chuyện ngày tháng - trừ khi là chuyển khoản tiền qua hệ thống ngân hàng). Do đó, kết quả như thế nào không thể xác định được với những dữ kiện bạn đưa ra.
Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...