Doanh nghiệp xả thải trái phép vào môi trường bị xử phạt thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #550664 30/06/2020

    hoanglx92

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/06/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Doanh nghiệp xả thải trái phép vào môi trường bị xử phạt thế nào?

    Một doanh nghiệp xả thải trái phép và gây hậu quả nguy hại tới môi trường thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Các doanh nghiệp vi phạm thì có bị cưỡng chế đóng cửa không cho phép hoạt động nữa hay không?
     
    866 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoanglx92 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (30/06/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #550728   30/06/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Trách nhiệm bảo vệ môi trường là của mọi cá nhân, tổ chức và cần có sự chung tay của cả cộng đồng. Tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, nghiêm cấm các hành vi có thể gây nguy hại gồm cả chất thải rắn, lỏng, khí vào môi trường và làm ảnh hưởng tới môi trường. Cụ thể:

    - Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.

    - Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.

    - Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

    Do đó, việc xả thải trái phép và gây hậu quả nguy hại tới môi trường, tùy vào mức độ, tính chất sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Xử phạt hành chính

    Theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, việc xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị áp dụng 02 hình thức xử phạt hành chính là phạt cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền cao nhất là 1 tỷ đồng với cá nhân và 2 tỷ đồng với tổ chức.

    Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tước quyền sử dụng có thời hạn với “giấy phép xử lý chất thải nguy hại, giấy phép xả thải khí thải công nghiệp…”.

    Lúc này, những hoạt động của công ty tạo ra chất thải cần xử lý sẽ bị tạm dừng cho đến hết thời hạn xử lý. Như vậy, việc tước giấy phép xử lý chất thải chỉ tạm dừng những hoạt động có liên quan đến quá trình xả thải của doanh nghiệp. Còn những hoạt động khác thì vẫn được phép hoạt động bình thường.

    Ví dụ: Một công ty có đăng ký kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất nhập khẩu gang thép. Thì khi xả thải gây ô nhiễm và bị phạt tiền cũng như tước Giấy phép xử lý chất thải nguy hại thì mọi hoạt động sản xuất gang thép của doanh nghiệp này phải dừng lại. Còn hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu gang, thép thì vẫn được tiếp tục diễn ra.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Theo quy định tại khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự hiện nay, pháp nhân thương mại nếu có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường tùy vào mức độ, tính chất của hành vi mà bị phạt tiền, tạm đình chỉ hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

    - Phạt tiền: Từ 03 - 20 tỷ đồng;

    - Tạm đình chỉ: Từ 06 tháng - 03 năm;

    - Đình chỉ vĩnh viễn: Khi việc xả rác thải gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi tường hoặc ảnh hưởng xấu đến an ninh, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #586194   27/06/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Doanh nghiệp xả thải trái phép vào môi trường bị xử phạt thế nào?

    Mình muốn đưa ra quan điểm thêm quy định pháp luật:

    Phạt cảnh cáo

    Các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có sản sinh nước thải trong quá trình kinh doanh, dịch vụ mà không đầu tư hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn thì dựa vào báo cáo phân tích mẫu nước thải mà có những hình phạt tiền, đối với các cá nhân doanh nghiệp gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì còn có khả năng chịu trách nhiệm hình sự.

    Nếu kết quả phân tích mẫu trên mức thông số bình thường 1.1 lần nhưng chưa đến mức độ độc hại thì tùy vào lượng nước thải đã thải ra môi trường sẽ ứng với hình thức xử phạt tương ứng tại các Khoản 2 đến 7 Điều 13 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP, nếu hành vi xả nước thải ra môi trường có thông số vi phạm dưới 1.1 lần thì hình thức xử phạt là cảnh cáo

    "1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 1,1 lần (tương đương mức vượt quy chuẩn kỹ thuật là 10%)". 

    Cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định số 165/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và danh mục các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường.
    Trong trường hợp không có thiết bị, phương tiện để phát hiện hành vi vi phạm thì có thể được sử dụng kết quả giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường làm căn cứ để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 7 Nghị định 155/2013/NĐ-CP.

    Xử phạt hành chính

    - Hình phạt chính: Theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì doanh nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị áp dụng một trong hai hình phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Với hình thức phạt tiền, mức phạt tiền tối đa có thể lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi hành vi vi phạm.

    - Hình phạt bổ sung: Bị tước quyền sử dụng có thời hạn đối với Giấy phép xử lý chất thải nguy hại/Giấy phép xả thải khí thải công nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp tạo ra chất thải cần xử lý sẽ bị tạm đình chỉ cho đến khi hết thời hạn xử lý, các hoạt động khác không liên quan đến quá trình xả thải vẫn được phép tiếp tục.

    Bên cạnh đó, doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả: 

    +) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường đã bị ô nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do vi phạm hành chính gây ra;

    +) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo quy định.

    Ngoài ra, việc tước giấy phép xử lý chất thải chỉ tạm dừng các công việc có liên quan tới những hoạt động xả chất thải của doanh nghiệp. Những hoạt động khác sẽ được phép hoạt động bình thường.

     
    Báo quản trị |