Doanh nghiệp xã hội có cần đóng thuế không?

Chủ đề   RSS   
  • #616094 06/09/2024

    hirono
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:17/05/2022
    Tổng số bài viết (434)
    Số điểm: 4402
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 62 lần


    Doanh nghiệp xã hội có cần đóng thuế không?

    Trường hợp thành lập doanh nghiệp xã hội thì doanh nghiệp xã hội có cần đóng thuế không? Nếu sử dụng 100% tiền thu từ người ủng hộ/mạnh thường quân để thực hiện mục tiêu xã hội, thì có phải lấy hóa đơn GTGT không và có phải đóng thuế gì không?

    Doanh nghiệp xã hội có cần đóng thuế không?

    Căn cứ Điều 10 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội như sau:

    - Doanh nghiệp xã hội phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:

    + Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này;

    + Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

    + Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký.

    - Ngoài quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp theo quy định của Luật này, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ sau đây:

    + Chủ sở hữu, người quản lý doanh nghiệp xã hội được xem xét, tạo thuận lợi và hỗ trợ trong việc cấp giấy phép, chứng chỉ và giấy chứng nhận có liên quan theo quy định của pháp luật;

    + Được huy động, nhận tài trợ từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và tổ chức khác của Việt Nam, nước ngoài để bù đắp chi phí quản lý, chi phí hoạt động của doanh nghiệp;

    + Duy trì mục tiêu hoạt động và điều kiện quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 Luật doanh nghiệp 2020 trong suốt quá trình hoạt động;

    + Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà doanh nghiệp đã đăng ký;

    + Trường hợp được nhận các ưu đãi, hỗ trợ, doanh nghiệp xã hội phải định kỳ hằng năm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

    - Doanh nghiệp xã hội phải thông báo với cơ quan có thẩm quyền khi chấm dứt thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường hoặc không sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 10 Luật doanh nghiệp 2020.

    - Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp xã hội.

    - Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    => Theo đó doanh nghiệp xã hội vẫn doanh nghiệp thông thường, thành lập theo quy định pháp luật về doanh nghiệp, có hoạt động sản xuất kinh doanh. Chỉ khác là doanh nghiệp xã hội phải cam kết sử dụng ít nhất  51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội đã đăng ký. Chính vì vậy doanh nghiệp xã hội vẫn có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, tương tự như các doanh nghiệp thông thường khác. Điều này bao gồm cả trường hợp doanh nghiệp không được hưởng ưu đãi miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với lợi nhuận giữ lại hoặc khoản tài trợ được tính vào chi phí cho doanh nghiệp tài trợ.

    Kê khai, tính nộp thuế GTGT khi nhận viện trợ

    Căn cứ Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:

    - Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.

    Căn cứ Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ như sau:

    Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.

    => Như vậy, doanh nghiệp xã hội nhận viện trợ không cần kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua, tức là khi công ty mua hàng hóa hay sử dụng dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác thì công ty yêu cầu bên cung cấp lập hóa đơn gửi công ty.

     

     
    250 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận