Doanh nghiệp phải lập sổ theo dõi nào trong công tác an toàn vệ sinh lao động 2024

Chủ đề   RSS   
  • #612758 13/06/2024

    Doanh nghiệp phải lập sổ theo dõi nào trong công tác an toàn vệ sinh lao động 2024

    Bài viết này cung cấp thông tin doanh nghiệp phải lập sổ theo dõi nào trong công tác an toàn vệ sinh lao động 2024.

    Doanh nghiệp phải lập sổ theo dõi về quản lý sức khỏe người lao động

    Theo Điều 27 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 về quản lý sức khỏe người lao động

    - Người sử dụng lao động phải căn cứ vào tiêu chuẩn sức khỏe quy định cho từng loại nghề, công việc và kết quả khám sức khỏe để sắp xếp công việc phù hợp cho người lao động.

    - Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp; thông báo kết quả khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp để người lao động biết; hằng năm, báo cáo về việc quản lý sức khỏe người lao động thuộc trách nhiệm quản lý cho cơ quan quản lý nhà nước về y tế có thẩm quyền.

    ==>> Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động, hồ sơ sức khỏe của người bị bệnh nghề nghiệp, thực hiện chế độ báo cáo như trên. Điều này được hướng dẫn bởi Thông tư 19/2016/TT-BYT có hiệu lực kể từ ngày 15/08/2016.

    Theo Điều 3 Thông tư 19/2016/TT-BYT về hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động:

    - Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động gồm:

    + Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động;

    + Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật của tất cả người lao động đang làm việc tại cơ sở lao động (sau đây gọi tắt là Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật).

    - Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động bao gồm:

    + Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;

    + Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp, người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định hiện hành của pháp luật;

    + Hồ sơ bệnh nghề nghiệp của người lao động (nếu có);

    + Giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị có liên quan (nếu có)

    - Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

    ==>> Lưu trữ hồ sơ quản lý gồm các giấy tờ trên và thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT.

    Những giấy tờ, hồ sơ như Sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp do cơ sở khám bệnh chữa bệnh phát hành, doanh nghiệp không tự lập.

    Doanh nghiệp phải lập sổ theo dõi về thống kê, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động

    Theo Điều 10 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH về thống kê, báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động

    - Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, làm căn cứ theo dõi, phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động.

    - Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế (trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử) theo mẫu được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này. Báo cáo phải gửi trước ngày 10 tháng 01 của năm sau.

    - Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn, gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 25 tháng 01 hằng năm."

    ==>> Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động và thực hiện chế độ báo cáo theo quy định trên.

    Doanh nghiệp phải lập sổ theo dõi về kiểm định máy thiết bị nghiêm ngặt và huấn luyện lao động 

    Theo Điều 45 Nghị định 44/2016/NĐ-CP về trách nhiệm của cơ sở sản xuất, kinh doanh: 

    Cơ sở sản xuất kinh doanh có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, tài liệu gồm: Hồ sơ, kết quả kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; chương trình huấn luyện chi tiết, tài liệu huấn luyện, danh sách người được huấn luyện, kết quả kiểm tra, sát hạch, bản sao giấy tờ chứng minh đủ điều kiện của người huấn luyện; hồ sơ, kết quả quan trắc môi trường lao động.

    ==>> Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải lưu trữ các hồ sơ tài liệu trên. Hồ sơ, tài liệu nào quy định không trích dẫn mẫu ban hành kèm văn bản nào thì tức là quy định hiện không bắt buộc phải theo mẫu cụ thể nào, đơn vị tự căn cứ tình hình thực tế tại doanh nghiệp và lập, lưu trữ.

    Trừ các báo cáo mà quy định đã nêu rõ trước thời điểm nào phải nộp, các hồ sơ, sổ sách khác mà quy định không có đề cập thời hạn hoàn thành, chỉ nêu cơ sở phải lưu giữ các hồ sơ tài liệu đó tức cứ có vấn đề cần lưu giữ thì phải thực hiện lập hồ sơ và lưu giữ ngay.

     
     
    349 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận