Doanh nghiệp ép buộc NLĐ tiêm vắc-xin có đúng luật?

Chủ đề   RSS   
  • #572677 26/06/2021

    jokivo

    Sơ sinh


    Tham gia:Cách đây vài giây
    Tổng số bài viết (0)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Doanh nghiệp ép buộc NLĐ tiêm vắc-xin có đúng luật?

    Kính chào Luật sư!

    Vừa qua có một số doanh nghiệp (không phải doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thiết yếu) ban thành chỉ thị bắt buộc người lao động phải đi tiêm vaccine Covid19! Nếu không tiêm (trừ các trường hợp từ chối tiêm của đơn vị tiêm chủng) thì buộc phải nghỉ làm không hưởng lương. Một số doanh nghiệp yêu cầu NLĐ tự bỏ tiền xét nghiệm SARS-COV2 âm tính nếu không tham gia tiêm chủng mới được đi làm.

    Xin hỏi Luật sư các doanh nghiệp làm vậy đã đúng luật chưa, xin cám ơn! 

     
    7991 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn jokivo vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/07/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #573405   06/07/2021

    LuatsuPhamThanhHuu
    LuatsuPhamThanhHuu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2020
    Tổng số bài viết (285)
    Số điểm: 2359
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 414 lần


    Chào bạn,

    Trong tình hình dịch bệnh phức tạp, nếu Công ty tổ chức tiêm vắc xin miễn phí cho người lao động thì bạn nên tham gia, để bảo vệ sức khỏe cho bạn, công ty và xã hội.

    Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LuatsuPhamThanhHuu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (06/07/2021) ejunghanoi (11/08/2021)
  • #573427   06/07/2021

    Sao giải thích không có căn cứ gì hết vậy Luật sư. Mình đang muốn tìm căn cứ của luật để thực hiện mà

     

     
    Báo quản trị |  
  • #573500   08/07/2021

    LuatsuPhamThanhHuu
    LuatsuPhamThanhHuu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2020
    Tổng số bài viết (285)
    Số điểm: 2359
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 414 lần


    Theo quy định của pháp luật hiện hành, công ty không được quyền bắt buộc người lao động phải tiêm vắc xin Covid-19.

    Tuy nhiên, theo điểm a khoản 1 điều 7 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

    Đồng thời, tại khoản 2 điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 nêu rõ an toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.

    Căn cứ vào các quy định nêu trên và tình hình dịch bệnh Covid-19 tại nước ta đang diễn biến phức tạp, công ty hoàn toàn có quyền yêu cầu những người lao động từ chối tiêm vắc xin Covid-19 thì không được đến trụ sở công ty làm việc, khi quay trở lại làm việc phải có kết quả xét nghiệm âm tính.

    Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

     
    Báo quản trị |  
  • #573507   09/07/2021

    Chào Luật sư, 

     

    Vậy trong trường hợp người lao động có bệnh nền thì doanh nghiệp sẽ xử lý thế nào cho đúng luật ạ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mailannguyen15@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/07/2021)
  • #573612   14/07/2021

    LuatsuPhamThanhHuu
    LuatsuPhamThanhHuu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2020
    Tổng số bài viết (285)
    Số điểm: 2359
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 414 lần


    Chào bạn,

    Như đã nói ở trên, trường hợp người lao động nếu không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm vắc xin thì cơ sở y tế sẽ không tiêm. Khi đó, tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp, có thể cho người lao động đến công ty làm việc (nhưng làm việc ở khu 'cách ly' của công ty chẳng hạn).

    Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LuatsuPhamThanhHuu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/07/2021) msclegal (16/07/2021)
  • #573559   12/07/2021

    Việc cho người lao động nghỉ không lương phảm tham chiếu luật lao động và hợp đồng lao động giữa hai bên. Nếu vác xin còn khan hiếm mà người lao động không thể thực hiện được theo yêu cầu của công ty mà công ty vẫn cho người lao động nghỉ là sai rồi còn gì

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chochungmaychet vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (18/07/2021)
  • #573799   21/07/2021

    Luật sư trả lời rõ như thế rồi mà bạn vẫn cố tình không hiểu. Trong trường hợp doanh nghiệp có đủ điều kiện để tiêm vacxin cho người lao động mà bạn không tiêm thì đương nhiên là bạn đã vị phạm Nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động. Việc người ta cho bạn nghỉ việc là hoàn toàn có cơ sở.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Banthamdinhgia vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (22/07/2021)
  • #574086   29/07/2021

    AnnaLinhNg
    AnnaLinhNg

    Sơ sinh


    Tham gia:Cách đây vài giây
    Tổng số bài viết (0)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vậy xin hỏi Luật sư, NLĐ và Cty đã đóng BHTNLĐ-BNN theo luật BHXH thì áp dụng như thế nào khi mà Luật sư lại trích dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 dưới đây:

    " Theo điểm a khoản 1 điều 7 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động phải chấp hành các nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
     
    Đồng thời, tại khoản 2 điều 3 Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 nêu rõ an toàn lao động là giải pháp phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động. "
     
    " Căn cứ vào các quy định nêu trên và tình hình dịch bệnh Covid-19 tại nước ta đang diễn biến phức tạp, công ty hoàn toàn có quyền yêu cầu những người lao động từ chối tiêm vắc xin Covid-19 thì không được đến trụ sở công ty làm việc, khi quay trở lại làm việc phải có kết quả xét nghiệm âm tính "
     
    ==> Vậy, trường hợp người LĐ khỏe mạnh, không có bệnh nền tiêm VX bị chết thì sẽ như thế nào, Cty có đảm bảo là khi tiêm VX sẽ ko chết, và tiêm xong không mắc bệnh để đi làm không ạ?
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn AnnaLinhNg vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/08/2021)
  • #574288   31/07/2021

    LuatsuPhamThanhHuu
    LuatsuPhamThanhHuu
    Top 500
    Male
    Luật sư địa phương

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2020
    Tổng số bài viết (285)
    Số điểm: 2359
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 414 lần


    Về thắc mắc của bạn, tôi xin giải đáp như sau:

    Thứ nhất, tiền đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp do người sử dụng lao động đóng, người lao động không đóng.

    Thứ hai, trường hợp người lao động khỏe mạnh, không có bệnh nền tiêm vắc xin có bị chết hay không? => câu hỏi này bạn nên hỏi Bộ Y tế, Luật sư không có chuyên môn nên không trả lời được. Tuy nhiên, tính đến hiện tại thì trên thế giới và trong nước nếu được tiêm vắc xin thì sẽ an toàn hơn là không tiêm. Nhiều người rất mong muốn được tiêm nhưng chưa đến lượt ưu tiên, còn việc bạn sống và làm việc trong tổ chức thì bạn phải tuân thủ quy định của tổ chức vì lợi ích chung của tổ chức, nếu bạn xét thấy bạn không phù hợp với môi trường làm việc của công ty thì bạn có thể xin thôi việc, như vậy sẽ đảm bảo quyền lợi cho cả hai.

    Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn LuatsuPhamThanhHuu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (02/08/2021) ntdieu (13/09/2021) FXVLegal (03/08/2021) BIDV1 (06/01/2022)
  • #581386   14/03/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Doanh nghiệp ép buộc NLĐ tiêm vắc-xin có đúng luật?

    Dịch bệnh như vậy có vaccine để tiêm bảo vệ sức khỏe cho bản thân thì quá là tốt rồi bạn ơi, chứ lỡ không may mà bị nhiễm một cái lại mắc công sinh ra đủ thứ trên đời nữa đó bạn ơi.

     
    Báo quản trị |  
  • #586494   28/06/2022

    Doanh nghiệp ép buộc NLĐ tiêm vắc-xin có đúng luật?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Theo quy định hiện hành thì Covid-19 hiện không nằm trong danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế bắt buộc, điều này cũng đồng nghĩa với việc người dân có quyền từ chối tiêm vắc xin mà không phải bị xử lý hành chính.

     
    Báo quản trị |  
  • #587749   17/07/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 123 lần


    Doanh nghiệp ép buộc NLĐ tiêm vắc-xin có đúng luật?

    Vẫn chưa có văn bản nào công bố dịch Covid-19 nằm trong danh mục bệnh truyền nhiễm phải sử dụng vắc xin, đồng nghĩa với việc người dân có quyền từ chối tiêm vắc xin mà không phải bị xử lý hành chính và việc công ty ép buộc người lao động tiêm vắc xin là trái với quy định, quyền của người lao động. Nếu doanh nghiệp chỉ đưa ra chính sách bắt buộc người lao động nào đủ điều kiện tiêm chủng phải tiêm vắc xin; thì chính sách này sẽ được xem là trái với quy định của pháp luật, lại không bảo đảm trình tự, thủ tục ban hành, dẫn đến sẽ không có giá trị pháp lý

     

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhtai99 vì bài viết hữu ích
    hondavn (05/09/2022) ThanhLongLS (18/07/2022)
  • #592834   27/10/2022

    Doanh nghiệp ép buộc NLĐ tiêm vắc-xin có đúng luật?

    Cảm ơn bài viết của bạn. Ở một số quốc gia khác, chẳng hạn như Latavia, việc bắt buộc tiêm vắc xin được áp dụng với tất cả người lao động từ ngày 01/10/2021, việc người lao động không tuân thủ sẽ có thể bị sa thải; tại Tadjikistan, sắc lệnh từ chính phủ buộc tất cả công dân từ 18 tuổi trờ lên phải tiêm vắc xin Covid; hay tại Anh, từ ngày 16/06/2021, chính phủ thông báo áp đặt việc tiêm vắc xin Covid bắt buộc đối với tất cả nhân viên nhà dưỡng lão dù không thuộc ngành y

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Phạm Thanh Hữu, Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.