Doanh nghiệp được chuyển lỗ bao nhiêu lần sau khi quyết toán thuế lỗ?

Chủ đề   RSS   
  • #604873 19/08/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2003 lần


    Doanh nghiệp được chuyển lỗ bao nhiêu lần sau khi quyết toán thuế lỗ?

    Sau khi quyết toán thuế thì doanh nghiệp sẽ biết được chênh lệch về thu nhập sau kỳ tính thuế. Trường hợp doanh nghiệp lỗ trong kỳ tính thuế thì doanh nghiệp được chuyển lỗ cho những năm tiếp theo bao nhiêu lần?
     
    doanh-nghiep-duoc-chuyen-lo-bao-nhieu-lan-sau-khi-quyet-toan-thue-lo
     
    1. Doanh nghiệp xác định lỗ và chuyển lỗ trong kỳ tính thuế như thế nào?
     
    Cụ thể về nguyên xác xác định lỗ và chuyển lỗ của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế phải thực hiện theo Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC (sửa đổi bởi Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định như sau:
     
    - Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.
     
    - Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
     
    Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.
     
    - Doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế đến thời điểm có quyết định chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản của cơ quan có thẩm quyền (trừ trường hợp không phải quyết toán thuế theo quy định). 
     
    Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất phải được theo dõi chi tiết theo năm phát sinh và bù trừ vào thu nhập cùng năm của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất hoặc được tiếp tục chuyển vào thu nhập của các năm tiếp theo của doanh nghiệp sau khi chuyển đổi, sáp nhập, hợp nhất để đảm bảo nguyên tắc chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
     
    Số lỗ của doanh nghiệp phát sinh trước khi chia, tách thành doanh nghiệp khác và đang còn trong thời gian chuyển lỗ theo quy định thì số lỗ này sẽ được phân bổ cho các doanh nghiệp sau khi chia, tách theo tỷ lệ vốn chủ sở hữu được chia, tách.
     
    Do đó, doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập của những năm tiếp theo. Đặc biệt thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm.
     
    2.  Doanh nghiệp sẽ được trừ các khoản chi nào khi xác định thu nhập chịu thuế?
     
    Căn cứ khoản 1 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 91/2014/NĐ-CP) quy định các khoản chi mà doanh nghiệp sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
     
    (1) Các khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả các khoản chi sau:
     
    - Khoản chi cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh, huấn luyện, hoạt động của lực lượng dân quân tự vệ và phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh khác theo quy định của pháp luật; khoản chi hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp.
     
    - Các khoản chi thực tế cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc của doanh nghiệp, bao gồm: 
     
    + Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp.
     
    + Chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp.
     
    + Phí thực hiện tư vấn khám và xét nghiệm HIV, chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.
     
    - Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ theo quy định như:
     
    + Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động.
     
    + Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị.
     
    + Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo.
     
    + Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau.
     
    + Chi khen thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập.
     
    + Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
     
    + Tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế”
     
    (2) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật:
     
    - Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra.
     
    - Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra.
     
    - Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra, mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản, của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.
     
    (3) Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các khoản chi của doanh nghiệp cho việc: 
     
    + Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc, hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
     
    + Cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định 218/2013/NĐ-CP.
     
    Như vậy, trường hợp doanh nghiệp khi quyết toán thuế cảm thấy lỗ mà muốn bù lại trong những năm tiếp theo thì có thể chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập của những năm tiếp theo và thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm.
     
    Trong thời buổi kinh tế khó khăn có thể các doanh nghiệp sẽ phải rất cân nhắc thực hiện chuyển lỗ để đảm bảo hoạt động bền vững.
     
    2403 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (03/10/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận