Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ do dịch bệnh corona có vi phạm pháp luật không

Chủ đề   RSS   
  • #557450 08/09/2020

    NguyenThanhNgan123

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2020
    Tổng số bài viết (97)
    Số điểm: 1520
    Cảm ơn: 35
    Được cảm ơn 128 lần


    Doanh nghiệp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ do dịch bệnh corona có vi phạm pháp luật không

    Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khó khăn. Một số doanh nghiệp đã lựa chọn phương án chấm dứt hợp đồng với người lao động để tiết kiệm chi phí.

    Ngày 01/04/2020 Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 447/QĐ-TTg về công bố dịch bệnh truyền nhiễm Covid-19 là dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra.

    Huỷ hợp đồng lao động

    Căn cứ quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 38 Bộ luật Lao động năm 2012:

    Điều 38. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

    1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

    ...

    c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc [...]

    Đồng thời, tại Khoản 2 Điều 12 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP cũng đã chỉ rõ những trường hợp bất khả kháng trong quy định trên bao gồm:

    Điều 12. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động


    2. Lý do bất khả kháng khác thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Do địch họa, dịch bệnh;

    b) Di dời hoặc thu hẹp địa điểm sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Như vậy, để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, doanh nghiệp phải chứng minh được việc đã thực hiện mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc, cắt giảm nhân sự...

    Đồng thời, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, DN còn phải đáp ứng yêu cầu về thời hạn báo trước cho NLĐ như sau:

    - Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn

    - Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn

    - Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp:

    + Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn

    + Đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    + Đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

    Căn cứ trên những quy định của pháp luật đã nêu trên doanh nghiệp có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao với người lao động do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

     

    Cập nhật bởi NguyenThanhNgan123 ngày 08/09/2020 10:11:10 SA Cập nhật bởi NguyenThanhNgan123 ngày 08/09/2020 09:59:31 SA
     
    2093 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #561958   31/10/2020

    Trong trường hợp người lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 6 tháng tuổi thì người lao động cũng không được chấm dứt hợp đồng lao động. Vì luật trong mọi trường hợp kể cả dịch bệnh thì người lao động không được quyền chấm dứt hợp đồng với lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 6 tháng tuổi.

     
     
    Báo quản trị |