Doanh nghiệp, cơ sở nào được hoạt động kinh doanh làm tem chống hàng giả?

Chủ đề   RSS   
  • #607242 01/12/2023

    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (397)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 72 lần


    Doanh nghiệp, cơ sở nào được hoạt động kinh doanh làm tem chống hàng giả?

    Tôi đang kinh doanh sản phẩm là thực phẩm chức năng và muốn in tem chống hàng giả cho sản phẩm của mình thì có thể đặt in tem ở đâu? Điều kiện để được hoạt động in tem chống hàng giả? 

    1. Điều kiện của cơ sở in tem chống hàng giả

    Tại Điểm a, b, c và d Khoản 4 Điều 2 Nghị định 60/2014/NĐ-CP có hướng dẫn sản phẩm in là sản phẩm được tạo ra bằng công nghệ, thiết bị ngành in trên các loại vật liệu khác nhau, bao gồm:

    - Báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí;

    - Mẫu, biểu mẫu giấy tờ do cơ quan nhà nước ban hành;

    - Tem chống giả;

    - Hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá (không bao gồm tiền);

    Theo đó, tem chống giả là một trong những sản phẩm in. 

    Khi doanh nghiệp muốn đặt in tem chống hàng giả cho sản phẩm thực phẩm chức năng của mình thì có thể đặt in tại các cơ sở in đã đảm bảo đủ điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật. 

    Cơ sở in đã đảm bảo đủ điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật là cơ sở đảm bảo các điều kiện tại Điều 11 Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 và Điều 3 Nghị định 25/2018/NĐ-CP như sau: 

    - Có thiết bị phù hợp để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu, khả năng hoạt động của cơ sở in và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in;

    - Có mặt bằng hợp pháp để thực hiện chế bản, in, gia công sau in.

    - Có chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam và có người đứng đầu là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

    2. Giấy phép hoạt động in

    Khi đáp ứng được các điều kiện trên, cơ sở in tem phải chuẩn bị hồ sơ theo quy định để được cấp giấy phép hoạt động in. 

    Thủ tục cấp giấy phép hoạt động in được hướng dẫn theo Điều 12 Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điểm a, điểm b, điểm d Khoản 5 Điều 1 và bãi bỏ bởi Điều 3 Nghị định 25/2018/NĐ-CP như sau:

    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động in gồm có:

    - Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in theo mẫu quy định;

    - Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký thuế, quyết định thành lập cơ sở in đối với cơ sở in sự nghiệp công lập;

    - Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định.

    Trình tự 

    Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in phải cấp giấy phép trong đó ghi rõ nội dung hoạt động in phù hợp với thiết bị của cơ sở in và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động in; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

    Hồ sơ đề nghị cấp phép của cơ sở in không đầy đủ thông tin, thông tin không trung thực hoặc không thể hiện việc đáp ứng đủ điều kiện hoạt động quy định tại Điều 11 Nghị định 60/2014/NĐ-CP bị từ chối nhận hồ sơ cấp phép.

    Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in không phải đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 14 Nghị định 60/2014/NĐ-CP. Trường hợp cơ sở in đề nghị cấp phép hoạt động in các sản phẩm quy định tại Nghị định 60/2014/NĐ-CP, đồng thời đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm mà cơ sở in có đủ điều kiện theo quy định của Luật xuất bản thì cấp chung trên một giấy phép. 

    Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in bao gồm:

    - Cơ sở in thuộc các bộ, cơ quan, tổ chức trung ương gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ Thông tin và Truyền thông;

    - Cơ sở in khác gửi hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trường hợp hồ sơ gửi qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến phải đảm bảo tính pháp lý theo quy định của pháp luật về chữ ký số và các quy định liên quan. 

    3. Doanh nghiệp sử dụng tem chống giả cần đảm bảo gì? 

    Tại Điều 20 Nghị định 60/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP quy định về nhận chế bản, in, gia công sau in tem chống giả như sau: 

    - Đối với tem chống giả do cơ quan nhà nước ban hành phải có bản sao có chứng thực quyết định ban hành mẫu tem chống giả.

    - Đối với tem chống giả do tổ chức, cá nhân phát hành nhằm bảo vệ sản phẩm, hàng hóa của mình phải có:

    + Văn bản đồng ý đặt chế bản, in, gia công sau in của tổ chức, cá nhân ban hành tem chống giả;

    + Bản chụp hình ảnh tem chống hàng giả có xác nhận của tổ chức, cá nhân ban hành tem.

    => Như vậy, khi doanh nghiệp có nhu cầu đặt in tem chống hàng giả cho sản phẩm thực phẩm của mình thì có thể liên hệ đến các cơ sở in tem uy tín, được cơ quan nhà nước cấp phép để tiến hành đặt in. 

    Doanh nghiệp muốn đặt in và sử dụng tem chống hàng giả phải có: Văn bản đồng ý đặt chế bản, in, gia công sau in của tổ chức, cá nhân ban hành tem chống giả; Bản chụp hình ảnh tem chống hàng giả có xác nhận của tổ chức, cá nhân ban hành tem.

     
    80 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận