Chào bạn!
Liên quan đến thắc mắc của bạn Luật sư xin tư vấn như sau:
Đối với câu hỏi: Cán bộ công
chức có thể trở thành thương nhân dược không?
Trả lời: Cán bộ, công chức không đồng thời là
thương nhân được. Bởi vì Thương nhân theo quy định tại điều 16 Luật thương mại
2005 được hiểu bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt
động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh; Điều
20 Luật cán bộ, công chức năm 2010 quy định cấm “ cán bộ, công chức không được
làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định
tại luật phòng chống tham nhũng; Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và
những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền. Theo đó cán bộ, công chức không thể là thương nhân được. Họ có thể trở
thành Thương nhân nếu họ thôi không làm cán bộ, công chức nữa. Tât nhiên chỉ là
có thể vì để trở thành thương nhân họ phải thỏa mãn điều kiện theo quy định tại
điều 16 Luật thương mại 2005. Như vậy nếu một người đang là cán bộ, công chức
thì họ không thể trở thành Thương nhân
được.
Đối với câu hỏi: Thương nhân
thực hiện mua bán hàng hóa cho một thương nhân khác để hưởng thù lao thì gọi là
cung ứng dịch vụ thương mại đúng hay sai?
Trả lời: Đây là câu nhận định chưa chính xác, bởi vì: Có trường hợp
Thương nhân A đại diện cho thương nhân B (thông qua hợp đồng ủy quyền có thù
lao) để mua bán hàng hóa với thương nhân C thì đây không phải là hoạt động cung
ứng dịch vụ thương mại mà là hoạt động mua bán hàng hóa theo quy định của Luật
thương mại 2005. Khoản 8, điều 3 Luật thương mạiquy định “ cung ứng dịch vụ là
hoạt động thương mại, theo đó một bên (gọi là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ
thực hiện dịch vụ cho một bên khác và nhận thanh toán (gọi là khách hàng) có
nghĩa vụ thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa
thuận”. Khoản 8 điều 3 quy định: “hoạt động mua bán hàng hóa là hoạt động
thương mại, theo đó bên có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho
bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận
hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”. Như vậy, hoạt động mua bán hàng
hóa và hoạt động cung ứng dịch vụ là hai hoạt động thương mại khác nhau về bản
chất. Và theo đó không phải thương nhân thực hiện mua bán hàng hóa cho một
thường nhân khác để hưởng thù lao là hoạt động cung ứng dịch vụ thương mại mà
là hoạt động mua bán hàng hóa theo luật thương mại.
Đối với câu hỏi: Rượu là hàng
hóa không được khuyến mại dưới mọi hình thức đúng hay sai?
Trả lời: Câu nhận định này là đúng bởi vì: Theo quy định tại khoản
1 điều 100 Luật thương mại thì Thương nhân không được khuyến mại hàng hóa, dịch
vụ bị hạn chế kinh doanh. Mà rựơu là loại hàng hóa bị Nhà nước hạn chế kinh
doanh theo nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ. Cho
nên rượu là hàng hóa bị cấm khuyến mại dưới mọi hình thức.
Chúc bạn học tập tốt!
Trân trọng!
Luật sư Phạm Thành Tài
Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật
sư thành phố Hà Nội
Trụ sở: 18, Lô 3, Đền Lừ 1, quận Hoàng
Mai, HN
ĐT: 0913378662/04.36342301- 22338448
Email: pttailawyer@yahoo.com
Web: luatphamdanh.net
Luật sư-Thạc sỹ luật học Phạm Thành Tài
- Giám đốc Công ty luật Phạm Danh – Đoàn luật sư TP Hà Nội.
ĐC: Tầng 1, Nhà C, Đền Lừ 1, quận Hoàng Mai, HN.
ĐT: 04.36342301/0913378662 - 0904883477
Email: pttailawyer@yahoo.com/luatphamdanh@gmail.com
Web: http://luatphamdanh.net/luatsuhonnhan.com