ĐOÀN VĂN VƯƠN KHÔNG PHẠM TỘI GIẾT NGƯỜI

Chủ đề   RSS   
  • #278811 01/08/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    ĐOÀN VĂN VƯƠN KHÔNG PHẠM TỘI GIẾT NGƯỜI

    > Mạnh Tử, Tuân Tử, Ngô Tất Tố nói gì về Đoàn Văn Vươn?

    Chúng ta từng gác lại chuyện pháp lý trong vụ Đoàn Văn Vươn để quay về góc nhìn “triết lý đạo đức”, song chỉ có Pháp luật mới có giá trị bắt buộc thi hành.

    Ngày 30/7, TANDTC đã bác kháng cáo của Đoàn Văn Vươn và ba người tham gia chống đối vụ cưỡng chế, cấp phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm và có hiệu lực ngay. Như vậy, Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý mỗi người 5 năm tù về tội Giết người. Liệu bản án trên có đúng pháp luật hay chưa?

    Sáng 5/1/2012, Rõ ràng huyện Tiên Lãng đã thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất trái pháp luật đối với gia đình Đoàn Văn Vươn, từ cái sai chủ ý và nghiêm trọng này đã dẫn đến việc “tự vệ” bằng cách đáp trả của gia đình Đoàn Văn Vươn. Gia đình ông dùng mìn tự chế và đạn hoa cải bắn trả nhằm vào lực lưỡng cưỡng chế, hậu quả là 4 công an và 2 người thuộc ngành quân đội bị thương.

    Hành vi trên của gia đình Đoàn Văn Vươn có phải là chủ ý giết người hay không? Nếu mục đích giết người thì việc bản án tuyên mức 5 năm tù với Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý là hoàn toàn hợp lý bởi Tòa đã xét đến nhiều tình tiết giảm nhẹ và mức án dưới khung.

    Nhưng chẳng có một căn cứ xác đáng nào để khẳng định gia đình Đoàn Văn Vươn với chủ ý giết người, mà rất có thể họ chỉ có ý “tự vệ” bằng cách dọa lực lượng cưỡng chế để họ bỏ đi, nhằm bảo vệ phần đất mà cả gia đình “đổ mồ hôi sôi nước mắt” để có được.

    Đến lúc này bản án đã tuyên Đoàn Văn Vươn phạm tội giết người đã có hiệu lực pháp luật. Bởi vậy, trên góc nhìn pháp luật thì Đoàn Văn Vươn là kẻ có tội nhưng thử hỏi tội danh giết người dành cho ông có hợp lý hay chưa?

    Mặt khác, nguyên nhân dẫn đến sự sai này là do lãnh đạo huyện Tiên Lãng, đáng lẽ ra chữa bệnh phải chữa từ “gốc bệnh” nếu không sẽ tái phát và khó chữa vậy mà kẻ khơi nguồn cái sai chỉ nhận bản án “tượng trưng” còn người bị hệ lụy từ sự sai đó phải chịu mức án 5 năm tù. Liệu bản án trên đã thấu tình đạt lý hay làm dư luận nghi ngờ và nghĩ rằng “Dân xử theo hình, Quan xử theo lễ”.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 01/08/2013 09:38:44 SA
     
    5209 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận