Đồ uống có bao nhiêu nồng độ cồn thì là rượu?

Chủ đề   RSS   
  • #606903 17/11/2023

    Đồ uống có bao nhiêu nồng độ cồn thì là rượu?

    Hiện nay, một số cơ sở kinh doanh vẫn còn phân vân không rõ các đồ uống lên men bằng trái cây đơn vị đang kinh doanh có phải rượu hay không và có cần xin cấp phép để được kinh doanh không.

    Bài viết dưới đây cung cấp một số quy định pháp luật về vấn đề trên.

    Khái niệm rượu

    Trước đây, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu  có quy định khái niệm: Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men (có hoặc không chưng cất) từ tinh bột của các loại ngũ cốc, dịch đường của cây và hoa quả hoặc được pha chế từ cồn thực phẩm. (Ethanol).

    Hiện khái niệm về rượu là gì tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 105/2017/NĐ-CP trên đã bị bãi bỏ, chỉ có khái niệm rượu trong Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 có quy định như sau:

    Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.

    Như vậy, cứ là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm thì được xem là rượu.

    Ngoài ra, căn cứ Chương 22 của Phụ lục I - Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 31/2022/TT-BTC về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có nội dung chú giải về Đồ uống, rượu và giấm như sau:

    Chú giải

    - Chương này không bao gồm:

    + Các sản phẩm của Chương này (trừ các sản phẩm của nhóm 22.09) được chế biến cho mục đích nấu nướng và không phù hợp để làm đồ uống (thường ở nhóm 21.03);

    + Nước biển (nhóm 25.01);

    + Nước cất hoặc nước khử độ dẫn hoặc nước có độ tinh khiết tương tự (nhóm 28.53);

    + Axit axetic có nồng độ axit axetic trên 10% tính theo khối lượng (nhóm 29.15);

    + Dược phẩm thuộc nhóm 30.03 hoặc 30.04; hoặc

    + Các chế phẩm nước hoa hoặc chế phẩm vệ sinh (Chương 33).

    - Theo mục đích của Chương này và các Chương 20 và 21, "nồng độ cồn tính theo thể tích" sẽ được xác định ở nhiệt độ 20oC.

    - Theo mục đích của nhóm 22.02, khái niệm "đồ uống không chứa cồn" có nghĩa là các loại đồ uống có nồng độ cồn không quá 0,5% tính theo thể tích. Đồ uống có cồn được xếp vào các nhóm thích hợp từ 22.03 đến 22.06 hoặc nhóm 22.08.

    Theo chú giải trên thì khái niệm "đồ uống không chứa cồn" có nghĩa là các loại đồ uống có nồng độ cồn không quá 0,5% tính theo thể tích. 

    Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả thì nội dung này chỉ được áp dụng trong phạm vi xác định mã HS của hàng hóa trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, không áp dụng rộng hơn được (không áp dụng để xác định đồ uống có nồng độ cồn không quá 0,5% tính theo thể tích khi bán buôn có cần xin cấp phép hay không được).

    Kinh doanh đồ uống có cồn cần xin cấp phép như thế nào?

    Theo  nguyên tắc quản lý rượu tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu

    - Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh rượu phải tuân thủ các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định tại Nghị định này.

    - Thương nhân sản xuất rượu công nghiệp, sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên phải có giấy phép; thương nhân bán rượu có độ cồn từ 5.5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ, thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện; hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công có độ cồn từ 5,5 độ trở lên bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đặt cơ sở sản xuất.

    - Trong quá trình phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu, thương nhân phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, phòng cháy và chữa cháy.

    Trong quá trình bán rượu tiêu dùng tại chỗ, thương nhân phải tuân thủ các quy định về phòng cháy và chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”

    Như vậy, Thương nhân kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5.5 độ phải đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện.

     
     
    1529 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #606978   21/11/2023

    Đồ uống có bao nhiêu nồng độ cồn thì là rượu?

    Kính gửi
    Công ty chúng tôi có nhập khẩu mặt hàng nước uống dùng chống say tầu xe, Qua quá trình nhập khẩu cơ quan hải quan đã lấy mẫu đi Phân tích phân loại

    Kết quả phân loại của Cục Kiểm định hải quan như sau :
    " Tên gọi theo cấu tạo, công dụng : Đồ uống có chứa cồn, nồng độ cồn ( Etanol ) là 1.65% tính theo thể tích, dạng lỏng, đóng gói 30ml / lọ. Thành phần có chứa : dimenhydrinate, scoplamine, hydrobromide, hydrate, caffeine, đường, nicotinmide, pridoxine, hydrochloride, Menthol... nước và cồn. Công dụng : Phòng người và giảm chóng mặt, buồn nôn. đau đầu do say tầu xe.
    Cách thức sử dụng : Uống trực tiếp
    Kính mong quý cơ quan tư vấn giúp doanh nghiệp :
    Đồ uống này có được coi là rượu hay không ? Căn cứ vào tiêu chuẩn hoặc văn bản quy định nào để xác định đồ uống có cồn 1.65 % có phải là rượu hay không ?

    Trân trọng cảm ơn
     

     
    Báo quản trị |  
  • #607105   26/11/2023

    Đồ uống có bao nhiêu nồng độ cồn thì là rượu?

    Kính gửi 
    Công ty chúng tôi có nhập khẩu mặt hàng nước uống dùng chống say tầu xe, Qua quá trình nhập khẩu cơ quan hải quan đã lấy mẫu đi Phân tích phân loại

    Kết quả phân loại của Cục Kiểm định hải quan như sau :
    " Tên gọi theo cấu tạo, công dụng : Đồ uống có chứa cồn, nồng độ cồn ( Etanol ) là 1.65% tính theo thể tích, dạng lỏng, đóng gói 30ml / lọ. Thành phần có chứa : dimenhydrinate, scoplamine, hydrobromide, hydrate, caffeine, đường, nicotinmide, pridoxine, hydrochloride, Menthol... nước và cồn. Công dụng : Phòng người và giảm chóng mặt, buồn nôn. đau đầu do say tầu xe.
    Cách thức sử dụng : Uống trực tiếp
    Kính mong quý cơ quan tư vấn giúp doanh nghiệp :
    Đồ uống này có được coi là rượu hay không ? Căn cứ vào tiêu chuẩn hoặc văn bản quy định nào để xác định đồ uống có cồn 1.65 % có phải là rượu hay không ?

    Trân trọng cảm ơn

     

     
    Báo quản trị |  
  • #607108   26/11/2023

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Theo Luật phòng chống tác hại của rượu bia thì hàng hóa của cty bạn không phải là rượu

    1. Rượu là đồ uống có cồn thực phẩm, được sản xuất từ quá trình lên men từ một hoặc hỗn hợp của các loại nguyên liệu chủ yếu gồm tinh bột của ngũ cốc, dịch đường của cây, hoa, củ, quả hoặc là đồ uống được pha chế từ cồn thực phẩm.

     
    Báo quản trị |