Xóa nợ gốc từ quỹ phát triển DNNVV
Ngày 31/12/2020, Bộ KH&ĐT ban hành Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT hướng dẫn việc xử lý rủi ro trong hoạt động cho vay trực tiếp của Quỹ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV).
Theo đó, xóa nợ gốc là việc Quỹ không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc của DNNVV theo hợp đồng đã ký.
1. Đối tượng xem xét:
DNNVV bị phá sản theo quy định của pháp hiện hành.
2. Điều kiện xem xét:
DNNVV được xem xét xóa nợ gốc khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Thuộc đối tượng được xem xét xóa nợ gốc.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong Hợp đồng.
- Có đầy đủ hồ sơ theo quy định.
- Khoản nợ của DNNVV đã hoặc chưa được áp dụng biện pháp xử lý rủi ro theo quy định để thu hồi nợ gốc, nhưng DNNVV vẫn còn phần nợ gốc còn lịa chưa được thu hồi.
3. Hồ sơ đề nghị xóa nợ gốc
Quỹ chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Thông tư này.
4. Hồ sơ xóa nợ gốc
- Hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
- Báo cáo xử lý rủi ro của Quỹ: Ngoài các nội dung quy định tại điểm c khoản 4 Điều 7, Báo cáo xử lý rủi ro phải có thêm nội dụng kiến nghị mức xóa nợ gốc.
5. Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc
- Trường hợp xóa nợ gốc không làm giảm vốn điều lệ của Quỹ:
Quỹ có trách nhiệm xóa nợ gốc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 41 Nghị 39/2019/NĐ-CP.
- Trường hợp xóa nợ gốc làm giảm vốn điều lệ của Quỹ:
Quỹ có trách nhiệm trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xóa nợ gốc theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 41 Nghị định Nghị 39/2019/NĐ-CP.
6. Nguyên tắc xóa nợ gốc
- Mức xóa nợ gốc do người có thẩm quyền quyết định.
- Một khoản nợ gốc chỉ được xóa một (01) lần.
7. Thực hiện xóa nợ gốc
Quỹ thẩm đinh, đánh giá về rủi ro, xác định mức thiệt hại về vốn và tài sản xảy ra đối với DNNVV, có Báo cáo xử lý rủi ro và trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Thông tư 14/2020/TT-BKHĐT có hiệu lực ngày 25/02/2021.
Xem chi tiết tại:
Cập nhật bởi TrangHuyenDuong ngày 11/01/2021 09:38:45 SA