Chào bạn. Mình xin phép được trả lời về câu hỏi của bạn.
Về quan điểm cá nhân:
1. Bà A làm giả sổ đỏ để vay thế chấp ngân hàng. Câu hỏi đặt ra là tại sao bà A lại sử dụng sổ đỏ giả để vay tiền? Bà A có cố ý chiếm đoạt tài sản hay không? Về mặt khách quan thì bà A có hành vi dịch chuyển tài sản là số tiền 300 triệu nhưng lại bằng hành vi gian dối (dùng sổ đỏ giả), nên đã có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở đây. Về mặt chủ quan, bà A có động cơ, mục đích vay tiền bất hợp pháp. Thời điểm giao dịch hoàn tất cũng là khi phạm tội đã thành.
Ngoài ra, việc sử dụng giấy tờ giả để thực hiện hành vi trái pháp luật, còn sẽ bị quy kết vào tội "Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức".
Về Định tội danh - định khung hình phạt:
1. Bà A đã thực hiện hành vi chiếm đoạt 300 triệu bằng thủ đoạn gian dối là làm sổ đỏ giả, và dẫn đến thiệt hại là không thể trả số tiền 300 triệu, còn mảnh đất thì không thể bán, dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng. Đồng thời bà A cũng có động cơ, mục đích là chiếm đoạt số tiền nêu trên thành của mình. Điều đó đã đủ để cấu thành nên tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ điểm a khoản 3 điều 174 Bộ luật Hình sự 2015:
"Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác...
...
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
Như vậy, bà A có thể bị truy tố với mức án từ 07 - 15 năm tù.
2. Với việc phạm tội rất nghiêm trọng, bà A còn bị truy tố về tội làm giả và tội sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ làm giả đó để thực hiện tội phạm.
"Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
[...]
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng;"
Như vậy bà A có thể bị truy tố với mức án từ 03 - 07 năm.
Tổng hợp lại, hình phạt của bà A sẽ là từ 10 - 22 năm. Trên đây là quan điểm của mình về trường hợp của bạn. Mong bạn cho thêm ý kiến.
Trân trọng./.
Cập nhật bởi hoangvinh97 ngày 12/07/2018 10:50:15 CH