Đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn chết

Chủ đề   RSS   
  • #509911 12/12/2018

    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn chết

    Không phải trong mọi trường hợp khi nguyên đơn chết Tòa án đều ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
     
    Trường hợp, nguyên đơn chết mà chưa tìm thấy người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn thì Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 214 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
     
    Trường hợp, nguyên đơn chết mà đã tìm thấy người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
     
    Trường hợp, nguyên đơn chết mà không có người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn thì khi đó Tòa án mới ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015. Cụ thể:
     
    "Điều 214. Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
     
    1. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
    a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;"
     
    "Điều 217. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự
    1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
    a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;" 
     
    9618 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #509955   12/12/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 52 lần


    Quy định này là hợp lý. Bởi trong một số trường hợp quyền lợi của nguyên đơn ảnh hưởng đến nhiều bên khác. Nếu nguyên đơn chết mà đình chỉ luôn vụ án là không hợp lý, bởi sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những bên khác, đặt biệt trong các vụ án tranh chấp về tài sản.

     
    Báo quản trị |  
  • #509962   12/12/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    tientaetae viết:

    Quy định này là hợp lý. Bởi trong một số trường hợp quyền lợi của nguyên đơn ảnh hưởng đến nhiều bên khác. Nếu nguyên đơn chết mà đình chỉ luôn vụ án là không hợp lý, bởi sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những bên khác, đặt biệt trong các vụ án tranh chấp về tài sản.

    Nội dung bạn khẳng định mâu thuẫn với nội dung bạn giải thích, thật ra bạn muốn khẳng định "quy định này là hợp lý" hay "quy định này là không hợp lý" ?

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #509961   12/12/2018

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1120 lần


    @ thuylinh2311 : điểm a khoản 1 điều 217 BLTTDS 2015 qui định "a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;" thì đình chỉ giải quyết vụ án mà bạn hiểu thành "Trường hợp, nguyên đơn chết mà không có người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng của nguyên đơn thì khi đó Tòa án mới ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 217 BLTTDS 2015." thì bạn đã hiểu sai hoàn toàn tinh thần Luật :

    Thứ nhất, Luật qui định "quyền, nghĩa vụ" nhưng bạn tự ý "sửa" luật thành "quyền và nghĩa vụ tố tụng" chứng tỏ bạn không phân biệt được "quyền, nghĩa vụ" với "quyền, nghĩa vụ tố tụng". Quyền, nghĩa vụ bao gồm quyền, nghĩa vụ theo qui định của Bộ luật dân sự và quyền, nghĩa vụ tố tụng theo qui định của Bộ luật tố tụng dân sự, còn "quyền, nghĩa vụ tố tụng" chỉ là quyền, nghĩa vụ theo qui định của BLTTDS. Nói cách khác, quyền, nghĩa vụ tố tụng chỉ là 1 bộ phận của quyền, nghĩa vụ.

    Thứ hai, Luật dùng dấu phẩy giữa quyền và nghĩa vụ, còn bạn thì tự ý thay dấu phẩy của Luật thành chữ "và" khiến ý nghĩa hoàn toàn thay đổi. Theo luật thì chỉ cần có quyền không được để lại thừa kế hoặc chỉ cần có nghĩa vụ không được để lại thừa kế là phải đình chỉ giải quyết vụ án, còn theo cách thêm chữ "và" của bạn thì phải cùng lúc vừa có quyền vừa có nghĩa vụ không được để lại thừa kế thì mới được đình chỉ giải quyết vụ án.

    Thứ ba, quan trọng nhất, là Luật qui định phải đình chỉ giải quyết vụ án khi Nguyên đơn hoặc Bị đơn chết đi mà quyền, nghĩa vụ của họ không được để lại thừa kế chứ không phải khi họ "không có người thừa kế quyền và nghĩa vụ tố tụng", tức dù họ có người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng thì cũng  phải đình chỉ giải quyết vụ án. Ví dụ bà A là vợ cũ kiện ông B (vợ mới là bà C) yêu cầu ông B phải cấp dưỡng nuôi con. Tòa án đang giải quyết thì ông B chết, mặc dù ông có bà C là người kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng nhưng tòa vẫn phải đình chỉ giải quyết vụ án vì cấp dưỡng là nghĩa vụ của ông B phải do chính ông B thực hiện chứ không được thừa kế cho ai khác.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TranTamDuc.1973 vì bài viết hữu ích
    thuylinh2311 (30/12/2018)
  • #586765   29/06/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4954
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 60 lần


    Đình chỉ giải quyết vụ án khi nguyên đơn chết

    Cảm ơn bài viết của bạn. Đương sự chết trong quá trình giải quyết vụ án dân sự xét về khía cạnh pháp lý đã chấm dứt các quan hệ về tài sản, về nhân thân của người đó với những người khác. Tuy nhiên, quá trình giải quyết vụ án dân sự không vì thế mà dừng lại hoặc bị đình chỉ.

     

     
    Báo quản trị |