Điều kiện về tuổi theo quy định của các Luật

Chủ đề   RSS   
  • #376854 31/03/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Điều kiện về tuổi theo quy định của các Luật

    5 Luật trên có vị trí quan trọng trong cuộc sống của hầu hết người dân Việt Nam ta, tuy nhiên các điều kiện cơ bản về tuổi theo các Luật, nhiều người vẫn còn rất mơ hồ. Bài viết sau đây sẽ làm rõ vấn đề nêu trên.

    Luật

    Nội dung

    Điều kiện tuổi

    Ví dụ

    Luật hôn nhân gia đình 2014

    Kết hôn.

    - Nam từ đủ 20 tuổi trở lên.

    - Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

    1. Bạn là nam, sinh ngày 02/04/1995. Đến ngày 31/03/2015, bạn chưa đủ 20 tuổi. Phải đến ngày 03/04/2015, bạn mới đủ tuổi đăng ký kết hôn.

    2. Nếu bạn là nữ,sinh ngày 01/04/1997. Đến ngày 31/03/2015, bạn chưa đủ 18 tuổi và phải đến ngày 02/04/2015 bạn mới đủ tuổi đăng ký kết hôn.

    Bộ luật lao động 2012

    Lao động.

    - Từ 18 tuổi trở lên.

    (Trong một số trường hợp, có thể dưới 18 tuổi)

    Bạn sinh vào ngày 30/04/1998. Đến ngày 01/05/2015, bạn đủ 17 tuổi + 1 ngày, tức là bạn đã bước sang tuổi 18. Vì vậy, bạn có thể tham gia lao động trong điều kiện bình thường (tức là sẽ không được hưởng các quy định riêng như đối với lao động chưa thành niên)

    Luật bảo hiểm xã hội 2014

    Nghỉ hưu

    Trong điều kiện bình thường, tất cả NLĐ tham gia BHXH bắt buộc trừ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.

     

    - Nam đủ 60 tuổi.

    - Nữ đủ 55 tuổi.

    1. Bạn là nam, sinh ngày 05/07/1955. Đến ngày 05/07/2015, bạn đủ 60 tuổi => Đủ điều kiện được nghỉ hưu, Tuy nhiên để được hưởng lương hưu, phải đến ngày 05/08/2015, bạn mới được nhận.

    2. Nếu bạn là nữ, sinh ngày 25/06/1960. Đến ngày 25/06/2015, bạn đủ 55 tuổi và phải đến ngày 25/07/2015 bạn mới được nhận lương hưu.

    Bộ luật dân sự 2005

    Năng lực hành vi dân sự

    Từ đủ 18 tuổi trở lên.

    Bạn sinh ngày 20/10/1997. Vậy là đến ngày 21/10/2015, bạn đủ tuổi chịu trách nhiệm về các hành vi dân sự của mình.

    Lưu ý rằng cũng từ thời điểm này, mọi hành vi dân sự của bạn phát sinh trong cuộc sống hằng ngày, bạn đều phải tự chịu trách nhiệm.

    Bộ luật hình sự 1999

    Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

    - Người từ đủ 16 tuổi trở lên.

    Trường hợp nếu bạn sinh vào ngày 25/04/1999, đến ngày 26/04/2015 bạn mới phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi trường hợp phạm tội.

    Tuy nhiên, các hình phạt dành cho độ tuổi này được xem xét giảm cho đến khi bạn trên 18 tuổi (tức là ngày 26/04/2016)

    Chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc  tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng.

    Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi.

    Nếu bạn sinh vào 31/03/2001, đến ngày 01/04/2015, bạn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nhiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, điển hình như tội gián điệp, giết người…

    Tuy nhiên, các hình phạt dành cho độ tuổi này được xem xét giảm cho đến khi bạn trên 18 tuổi (tức là ngày 01/04/2018)

    Lưu ý cho cả 02 trường hợp trên rằng: từ thời điểm xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự, các hành vi phạm tội mới được xét đến. Nếu hành vi phạm tội trước thời điểm này thì sẽ có hướng xử lý khác theo quy định pháp luật.

     

     
    154095 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (31/03/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #377405   03/04/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần


    Như bạn nguyenanh1292 nói là em bé "dưới 1 tuổi" cho đến trước ngày thôi nôi (ngày sinh nhật lần thứ nhất của mình). Vậy đúng 17 năm sau, trước ngày sinh nhật lần thứ 18 của mình thì em bé đó sẽ "dưới 18 tuổi" (lúc đó hết là em bé rồi).

    Đúng vậy không nhỉ ?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #377411   03/04/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Muốn gặp mặt chị Diệu khó quá . Thôi thì đành trả lời qua mạng vậy.

    Đã trả lời rồi còn gì bé mới sinh là 1 tuổi, kéo dài cho tới ngày thôi nôi. Tới ngày thôi nôi là đủ 1 tuổi. Sau ngày này là 2 tuổi. Không có dưới một tuổi (tức 0 tuổi) mà chỉ có chưa đủ 1 tuổi.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    ntdieu (04/04/2015)
  • #377577   04/04/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần


    Anh Unjustice nói "không có dưới 1 tuổi", vậy câu hỏi là có "dưới 2 tuổi" không ? nếu có thì được tính từ thời điểm nào đến thời điểm nào ?

    Nếu anh tiếp tục trả lời là "không có dưới 2 tuổi" thì hỏi tiếp "dưới 3 tuổi", "dưới 4 tuổi", .... có hay không ?

     
    Báo quản trị |  
  • #377970   07/04/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Nói chuyện luật mà giống nói chuyện triết học quá . Vì 1 tuổi là tuổi khởi đầu nên sẽ không có dưới 1 tuổi. Còn dưới 2 tuổi (là 1 tuổi, là khoảng thời gian tính từ khi sinh ra đến ngày đủ một tuổi, tức trước 24h của ngày sinh nhật đầu tiên), dưới 3 tuổi (là 1 và 2 tuổi, là khoảng thời gian tính từ khi sinh ra đến ngày đủ hai tuổi, tức trước 24h của ngày sinh nhật thứ hai) ... thì có.

    Cập nhật bởi Unjustice ngày 07/04/2015 02:10:39 CH

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    ntdieu (07/04/2015)
  • #378025   07/04/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần


    Theo giải thích của anh Hải thì "dưới 3 tuổi" tức là trước ngày sinh nhật thứ hai, nghĩa là trước thời điểm đủ 24 tháng tuổi. Khi em bé đã 25 tháng tuổi thì sẽ không còn là "dưới 3 tuổi" nữa.

    Vậy tại sao nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP lại diễn giải "dưới 3 tuổi" của luật hôn nhân và gia đình 2000 thành "dưới ba mươi sáu tháng tuổi" nhỉ ?

     
    Báo quản trị |  
  • #378306   09/04/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Oops! cái nì nó liên quan đến "chữa cháy" Luật Hôn nhân và Gia đình 2000. Chắc khi vào thực tiễn khi thấy trẻ từ 1-24 tháng tuổi còn nhỏ quá chưa có thể thể giao cho bố được :(, nên các bác thẩm phán  đành phải ra văn bản giải thích dưới 3 tuổi thành dưới 36 tháng. (Sự giải thích kiểu này đã được "hợp pháp hóa" bằng Luật Hôn và Gia đình 2014, thay dưới 3 tuổi bằng dưới 36 tháng tuổi). 

    Một vấn đề khác liên quan đến tuổi của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000, là độ tuổi kết hôn cũng đã được chỉnh lại cho chuẩn là nam đủ 20 tuổi, nữ đủ 18 tuổi mới được đăng ký kết hôn, thay vì nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi như trước đó.

    Hy vọng chị Diệu thỏa mãn sau khi đã giải tỏa được ấm ức. Vì khi ra tòa ly hôn, chị đòi đưa con đã "25 tháng tuổi" cho chồng nuôi để đi lấy chồng mới mà tòa cứ bác vì 25 tháng tuổi là còn dưới 3 tuổi.:~

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #378367   09/04/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần


    Sau khi đã đọc đi đọc lại rất nhiều lần cái điều khoản mà các bác học luật đã lấy làm dẫn chứng ở chủ đề này thì tôi vẫn không thể nào hiểu "dưới 18 tuổi" như cách mà các bác giải thích

    :-O

     

    A- Tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 58 BLHS)

    Theo quy định của Bộ luật hình sự thì người chưa thành niên đủ 14 tuổi trở lên phạm tội thì mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Người chưa đủ 14 tuổi mà có hành vi nguy hiểm cho xã hội thì không có trách nhiệm hình sự, do đó, không được truy tố, xét xử họ về hành vi đó.

    Đối với người chưa thành niên đủ 14 tuổi trở lên thì luật cũng có sự phân biệt:

    - Người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội nghiêm trọng do cố ý. Do đó, hành vi nguy hiểm do vô ý thì người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    - Người đủ 16 tuổi trở lên phạm tội thì phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm.

    Cách tính tuổi do luật quy định là “đủ 14 tuổi”, hoặc “đủ 16 tuổi”, tức là tính theo tuổi tròn. Thí dụ: sinh ngày 1-1-1975 thì 1-1-1989 mới đủ 14 tuổi. Trong trường hợp không có điều kiện xác định được chính xác ngày sinh thì tính ngày sinh theo ngày cuối cùng của tháng sinh và nếu cũng không có điều kiện xác định chính xác tháng sinh thì xác định ngày sinh là 31-12-năm sinh.

     
    Báo quản trị |  
  • #378769   13/04/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chị Diệu trích dẫn cách tính tuổi theo BLHS thì quá chuẩn rồi vì nó liên quan đến TNHS, chứ đâu  thể "lèm nhèm" như luật HNGĐ.

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #378911   13/04/2015

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần


    Vấn đề khúc mắc ở chỗ đoạn trích dẫn này chỉ nói về thế nào là "đủ xx tuổi", hoàn toàn không nói về thế nào là "dưới xx tuổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #378957   14/04/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chị Diệu nói thế thì em chịu. Nếu các Luật/Bộ Luật của VN thống nhất được cách "hành văn" (cụ thể ở đề tài này là cách xác định tuổi) thì chắc chị em mình không có cái để "chém gió"  từ trước đến giờ.

    Lần sau mà có đề nghị góp ý về Luật, chị Diệu cứ thấy chỗ nào mà quy định tuổi "lèm nhèm, khó hiểu" thì cứ dùng BLHS chiếu sang để góp ý. Ví dụ "dưới 17 tuổi" thì chuyển thành "chưa đủ 16 tuổi", "trên 18 tuổi" thì phải nêu rõ là "từ đủ 17 tuổi trở lên" hoặc  "từ đủ 18 tuổi trở lên". Chứ không chơi kiểu "dưới 3 tuổi" sau đó chuyển thành dưới "36 tháng". Vậy hén 

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #378962   14/04/2015

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Vậy chắc sắp tới sửa đổi các Luật, Nghị định, hay Thông tư mình phải đề xuất thêm quy định “thế nào là dưới xx tuổi” quá, không bàn đến chuyện tranh cãi nhưng đến hồi thực hiện thì nhiều vấn đề nảy sinh, khó giải quyết.

     
    Báo quản trị |  
  • #412895   11/01/2016

    SuShiAk
    SuShiAk

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cách xác định ngày tháng năm sinh không khó!

    Ví dụ: A sinh Ngày 14/4/2000.

    Hiểu theo pháp luật Việt Nam thì:

    1. A từ 18 tuổi (bước sang tuổi 18) nghĩa là 17 tuổi + 1 ngày (Ngày 15/4/2017).

    2. A từ đủ 18 tuổi (tròn 18 tuổi) nghĩa là 17 tuổi + 365 ngày (Ngày 14/4/2018).

    Áp dụng:

    a. A dưới 18 tuổi (23:59 Ngày 13/4/2018 trở về trước). 

    b. A từ đủ 18 tuổi (00:01 Ngày 14/4/2018 đến 23:59 Ngày 14/4/2018).

    c. A trên 18 tuổi (00:01 Ngày 15/4/2018 trở đi).

     
    Báo quản trị |  
  • #462755   28/07/2017

    Về vấn đề này, bạn nào còn thắc mắc có thể tham khảo bài viết: "Bàn vể hình thức quy định độ tuổi trong hệ thống pháp luật Việt Nam" của Hoàng Quảng Lực - P.CA TAND tỉnh Quảng Bình. 

    Giải thích vấn đề dễ hiểu và thuyết phục.

     
    Báo quản trị |  
  • #463637   04/08/2017

    LS.Thanh
    LS.Thanh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2014
    Tổng số bài viết (75)
    Số điểm: 655
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 22 lần


    Tôi thấy việc phạm tội ngày càng trẻ hóa, do du nhập xã hội, phim ảnh bạo lực nên tình trạng bạo lực càng tăng. trong khi pháp luật Việt Nam thì chưa kịp trị, do vậy về tội hình sự tôi thiết nghĩ cần phải quy định lại để phù hợp với thực tế hơn. 

    LS.Công Thành

     
    Báo quản trị |