Điều kiện nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại?

Chủ đề   RSS   
  • #607237 01/12/2023

    huongpham3797

    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:30/11/2022
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 370
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Điều kiện nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại?

    Điều kiện nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại? Trách nhiệm quản lý cơ sở nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES?

    Điều kiện nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại?

    Cơ sở nuôi các loài động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại cần đáp ứng điều kiện nêu tại Điều 15 Nghị định 06/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 84/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    - Đảm bảo nguồn giống hợp pháp: Khai thác hợp pháp; mẫu vật sau xử lý tịch thu theo quy định của pháp luật; nhập khẩu hợp pháp hoặc mẫu vật từ cơ sở nuôi hợp pháp khác;

    - Chuồng, trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi; bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh;

    - Các loài động vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES thuộc các lớp thú, chim, bò sát lần đầu tiên đăng ký nuôi tại cơ sở phải được Cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản về việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên theo trình tự như sau:

    + Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký mã số cơ sở, Cơ quan cấp mã số theo quy định tại Nghị định này có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Cơ quan khoa học CITES Việt Nam.

    + Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Cơ quan cấp mã số, Cơ quan khoa học CITES Việt Nam có trách nhiệm trả lời bằng văn bản đối với nội dung xác nhận ảnh hưởng hoặc không ảnh hưởng của việc nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài khác có liên quan trong tự nhiên.

    - Có phương án nuôi theo quy định.

    Trách nhiệm quản lý cơ sở nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại được quy định ra sao?

    Trách nhiệm quản lý cơ sở nuôi động vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES vì mục đích thương mại được quy định tại Điều 38 Nghị định 06/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    (1) Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 06/2019/NĐ-CP.

    (2) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thủy sản thuộc các Phụ lục CITES.

    (3) Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh, cơ quan quản lý chuyên ngành thủy sản cấp tỉnh thực hiện việc quản lý, theo dõi và cập nhật thông tin sau mỗi lần kiểm tra vào sổ theo dõi nuôi động vật.

    Hệ thống sổ theo dõi phải được lưu giữ dưới dạng bản cứng và tệp tin điện tử.

    Cơ quan cấp mã số và cơ quan kiểm soát cơ sở nuôi, trồng khuyến khích cơ sở báo cáo hoạt động của cơ sở bằng tệp tin điện tử.

    - Cơ quan quản lý (1) và (2) có trách nhiệm cập nhật thông tin sau mỗi lần kiểm tra, gửi kèm báo cáo đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam để cập nhật số liệu phục vụ công tác quản lý từng thời kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm và phối hợp với Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam, các cơ quan có liên quan kiểm tra cơ sở nuôi, trồng các loài thuộc Phụ lục I, II của CITES.

    + Việc kiểm tra được tiến hành phù hợp theo từng giai đoạn vòng đời của các loài nuôi.

     

     
    138 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận