Điều kiện nâng hạng GPLX mới nhất năm 2024

Chủ đề   RSS   
  • #611691 18/05/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    Điều kiện nâng hạng GPLX mới nhất năm 2024

    Nâng hạng GPLX là một nhu cầu thiết yếu của nhiều tài xế nhằm mở rộng khả năng và phạm vi lái xe của mình. Chính vì vậy, “Điều kiện nâng hạng GPLX mới nhất năm 2024” đang là vấn đề được đông đảo các tài xế quan tâm.

    Nâng hạng GPLX là quá trình chuyển đổi từ GPLX hạng thấp lên hạng cao hơn. Việc nâng hạng GPLX đòi hỏi người lái xe phải đáp ứng các nhu cầu về tuổi, sức khỏe, thời gian lái xe an toàn và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

     

    (1)  Điều kiện nâng hạng GPLX mới nhất năm 2024

    Theo khoản 4 Điều 52 Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng GPLX phải có đủ thời gian lái xe an toàn quy định cho từng hạng GPLX; người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng GPLX chở người trên 10 chỗ ngồi phải có trình độ từ trung học cơ sở trở lên.

    Để nâng hạng GPLX (GPLX) theo quy định tại Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, người học cần phải đáp ứng một số điều kiện cụ thể như sau:

     Điều kiện đối với người học lái xe

    - Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

    - Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng GPLX, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.

    Ngoài ra, người học để nâng hạng GPLX phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:

    - Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên

    - Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên

    - Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên

    - Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

    - Người học để nâng hạng GPLX lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

    Như vậy, người có nhu cầu muốn nâng hạng GPLX phải đáp ứng  điều kiện đối với người lái xe như sức khỏe, trình độ và các yêu cầu về thời gian lái xe hoặc hành nghề, số km an toàn.

    Bài được viết theo Dự thảo Luật trật tự an toàn giao thông lần 04 :https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/18/du-thao-luat-trat-tu-an-toan-giao-thong-duong-bo.doc

    Theo dõi cập nhật mới nhất của Dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ

    (2)  Đào tạo nâng hạng GPLX

    Người có nhu cầu muốn nâng hạng lái xe phải đáp ứng các quy định về kiểm tra, xét cấp chứng chỉ đào tạo được quy định tại Điều 14 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT

    - Kiểm tra, xét cấp chứng chỉ đào tạo

    - Kiểm tra khi kết thúc môn học lý thuyết theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết (nội dung bộ câu hỏi gồm các môn học:

    + Pháp luật giao thông đường bộ; cấu tạo và sửa chữa thông thường

    + Nghiệp vụ vận tải; đạo đức, văn hoá giao thông, phòng chống tác hại của rượu bia và phòng chống cháy nổ, cứu nạn và cứu hộ khi tham gia giao thông) và mô phỏng các tình huống giao thông

    - Kiểm tra khi kết thúc môn học thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên  đường

    - Xét cấp chứng chỉ đào tạo đối với người học đáp ứng yêu cầu theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 này.

    (3) Hồ sơ nâng hạng GPLX mới nhất năm 2024

    Hồ sơ nâng hạng GPLX sẽ được quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 31 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT

    Người học lái xe nâng hạng lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

    - Giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 9

    - Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT và phải chịu trách nhiệm về nội dung khai trước pháp luật

    Xem và tải Phụ lục 8 tại đây: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/18/Ph%E1%BB%A5%20l%E1%BB%A5c%208.docx

    - Bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng cấp tương đương trở lên đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E (xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch)

    - Người học lái xe khi đến nộp hồ sơ được cơ sở đào tạo chụp ảnh trực tiếp lưu giữ trong cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe.

    Đối với trường hợp người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt học lái xe mô tô hạng A1, hạng A4 lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:

    - Giấy tờ quy định tại điểm b và điểm d khoản 1 Điều 9 

    - Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú, xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết tiếng Việt theo mẫu quy định tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT; giấy xác nhận có giá trị 01 năm kể từ ngày ký xác nhận; cá nhân ký tên hoặc điểm chỉ vào giấy xác nhận.

    Tóm lại, người lái xe có nhu cầu muốn nâng hạng GPLX phải thỏa mãn các điều kiện về sức khỏe, trình độ văn hóa, thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn, ngoài ra cần đáp ứng kiểm tra, xét cấp chứng chỉ đào tạo, chương trình đào tạo từng phân hạng lái xe theo quy định của pháp luật.

    Xem thêm bài viết: Đề xuất thay đổi phân hạng bằng lái xe và trừ điểm giấy phép lái xe

     

     
    736 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (09/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận